1. Tình trạng kinh doanh buôn bán hàng đa cấp vẫn tiếp tục diễn ra, gây hậu quả và thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc, đang là vấn đề gây bức xúc, nguy hại cho sức khỏe người dân, gây tác hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất và kinh doanh rượu tràn lan trên thị trường, rất khó trong việc kiểm soát gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề nghị Bộ Công Thương có những giải pháp hữu hiệu gì để ngăn chặn tình trạng kinh doanh và sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa trên.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng - Xem trả lời
Trả lời cử tri
Tình trạng kinh doanh buôn bán hàng đa cấp vẫn tiếp tục diễn ra, gây hậu quả và thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc, đang là vấn đề gây bức xúc, nguy hại cho sức khỏe người dân, gây tác hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất và kinh doanh rượu tràn lan trên thị trường, rất khó trong việc kiểm soát gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề nghị Bộ Công Thương có những giải pháp hữu hiệu gì để ngăn chặn tình trạng kinh doanh và sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa trên.
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: Về vấn đề kinh doanh đa cấp; kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc; sản xuất và kinh doanh rượu: a) Đối với vấn đề kinh doanh đa cấp Theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp BHĐC còn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan như cơ quan thuế, cơ quan quản lý hàng hóa chuyên ngành, lực lượng quản lý thị trường, lực lượng công an nhân dân v..v. Trong quản lý doanh nghiệp BHĐC, Bộ Công Thương có 2 trách nhiệm chính: - Thứ nhất, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký hoạt động BHĐC. Về nguyên tắc, nếu DN đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 42/2014 của Chính phủ thì Bộ Công Thương không thể không cấp GCN. Bộ Công Thương đã cho rà lại toàn bộ việc cấp GCN ở Cục Quản lý cạnh tranh. Đến thời điểm này, có thể khẳng định quy trình cấp GCN đã được xây dựng và vận hành theo đúng quy định của Nghị định 42/2014 và chưa phát hiện được biểu hiện sai trái nào trong việc cấp GCN. - Trách nhiệm quan trọng tiếp theo của Bộ là tổ chức kiểm tra hoạt động BHĐC. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính và vi phạm về hoạt động BHĐC thì Bộ sẽ xử lý. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định khác của pháp luật như pháp luật về thuế, pháp luật hình sự thì Bộ phải chuyển hồ sơ tới cơ quan chức năng để xem xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền. Thực hiện trách nhiệm này, ngay từ giữa năm 2015, Bộ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, bao gồm cả việc thu hồi và đình chỉ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC. Tính đến tháng 10/2016, số lượng doanh nghiệp BHĐC đã giảm từ 67 xuống còn 42 doanh nghiệp. Số lượng người tham gia BHĐC đã giảm gần 60%, từ 1,2 triệu người (năm 2015) xuống còn hơn 500.000 người (6 tháng đầu năm 2016). Hoạt động trong lĩnh vực này. Công tác kiểm tra đang tiếp tục được duy trì thường xuyên và liên tục. b) Đối với vấn đề kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng Trong thời gian qua, tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc trong đó có mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp hơn, hàng giả được sản xuất ở trong nước và từ nước ngoài đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả về chất lượng, giả về công hiệu, giả mạo nhãn hiệu, giả mạo công bố hợp quy, quá hạn sử dụng, không có trong Danh mục được phép sử dụng, nhập lậu không rõ nguồn gốc gây mất an toàn cho người sử dụng, môi trường sinh thái, sức khỏe người dân, vật nuôi, cây trồng. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định (riêng 10 tháng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý trên 2.000 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xử phạt vi phạm hành chính trên 63 tỷ đồng) nhưng thực tế kết quả đạt được vẫn chưa được như mong muốn do còn nhiều khó khăn, bất cập như: - Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ phân công Bộ Công Thương quản lý phân bón vô cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân bón hữu cơ và phân bón khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khó phân định rạch ròi các nhóm phân bón này, mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cả phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ dẫn đến cả hai Bộ cùng tiến hành chỉ định các cơ sở đánh giá sự phù hợp (cơ sở kiểm nghiệm giám định, chứng nhận) gây chồng chéo, lãng phí và bị doanh nghiệp làm ăn gian dối lợi dụng trục lợi; - Phân bón thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa được quản lý chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, đến nay việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia còn chậm; - Do lợi nhuận cao, các đối tượng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc vẫn cố tình vi phạm, sẵn sàng chống đối các lực lượng chức năng khi bị phát hiện, thu giữ hàng hoá; - Sự quan tâm chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đối với công tác chống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc có lúc có nơi chưa được thường xuyên, thường chỉ được tập trung vào các dịp cao điểm. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tuy đã được quan tâm nhưng chưa tạo được sự chuyển biến về nhận thức, vẫn còn tình trạng tiếp tay cho việc vận chuyển, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc; - Lực lượng Quản lý thị trường còn mỏng, phải tổ chức quản lý, kiểm tra số lượng lớn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đồng thời phải tham gia nhiều nhiệm vụ khác do chính quyền địa phương giao trong khi nguồn lực về cơ sở vật chất, con người còn hạn chế là một trong những yếu tố làm hạn chế hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc. Năng lực và trình độ chuyên môn của công chức Quản lý thị trường ở một số đơn vị chưa đồng đều, chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong công tác kiểm tra, kiểm soát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc; Giải pháp trong trong thời gian tới: - Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý: + Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón và Thông tư hướng dẫn để khắc phục những hạn chế của Nghị định 202/2013/NĐ-CP nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý đối với mặt hàng phân bón từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường, gắn trách nhiệm của địa phương trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn. Tiếp tục rà soát các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý phân bón, bổ sung các hành vi mới, tăng mức hình phạt để tăng tính răn đe; + Xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón vô cơ nhằm quản lý tốt mặt hàng này. - Về tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm: + Tập trung thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xác định mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng là mặt hàng quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát; + Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân bón để phục vụ công tác quản lý nhà nước về mặt hàng phân bón và công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón nhập lậu; + Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như cơ quan Công an, Thanh tra chuyên ngành Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ... tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản trên địa bàn, chú ý kiểm tra việc thực hiện các quy định về giấy phép sản xuất phân bón; việc duy trì, đảm bảo các điều kiện sản xuất, việc thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy; hoá đơn chứng từ hàng hoá; việc thực hiện các quy định về nhãn hàng hoá; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; + Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho các tổ chức, cá nhân chấp hành đúng quy định của pháp luật trong kinh doanh mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản; + Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi, tăng cường đào tạo cấp chứng chỉ người lấy mẫu phân bón, bổ sung kinh phí kiểm định mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ tốt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, kém chất lượng; + Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết phân bón giả, kém chất lượng tại các địa phương; cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có vi phạm để tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. c) Về sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu Rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh, do đó từ năm 2008 đến nay Chính phủ đã thống nhất việc quản lý đối với hoạt động kinh doanh rượu thông qua việc cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Đến nay, hoạt động kinh doanh rượu trên địa bàn cả nước đã cơ bản được tổ chức ổn định, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đề ra: Chất lượng sản phẩm rượu từng bước được nâng cao; tình trạng rượu nhập lậu, lưu thông rượu không đảm bảo chất lượng trên thị trường được hạn chế từ hơn 9% năm 2010 đến nay còn khoảng hơn 4%; tổ chức hệ thống kinh doanh rượu từng bước đi vào hoạt động nề nếp, bước đầu bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đồng thời bảo đảm nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đánh giá sau 4 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 60/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 27 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP đã đạt được những kết quả nhất định như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu đã cơ bản được tổ chức ổn định, tổ chức mạng lưới phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu dần được hoàn thiện và đi vào nề nếp, chất lượng sản phẩm rượu từng bước được nâng cao, mẫu mã, nhãn mác rượu ngày càng phong phú; việc cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu cơ bản đã thực hiện theo quy định, thẩm quyền cấp phép được phân cấp tới các địa phương. Thông qua các điều kiện quy định đối với hoạt động kinh doanh rượu, cho đến nay thương nhân được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh rượu, đặc biệt những thương nhân phân phối sản phẩm rượu là những nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước, đầu tư vào hoạt động kinh doanh rượu với mục tiêu phát triển bền vững ngành rượu, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, xây dựng văn hóa tiêu dùng rượu, từng bước hạn chế sử dụng rượu tự nấu... qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 94/2014/NĐ-CP cũng cho thấy một số tồn tại, vướng mắc, bất cập đặc biệt là liên quan đến sản xuất rượu thủ công. Cụ thể là hiện tượng sản xuất rượu thủ công không có giấy phép còn khá phổ biến ở các địa phương. Nguyên nhân là do hầu hết các cơ sở nấu rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có quy mô rất nhỏ, sản xuất sản lượng ít, nằm rải rác trên địa bàn rộng lớn, sản xuất chủ yếu là để lấy phụ phẩm chăn nuôi nên không thực hiện việc cấp phép. Một số cơ sở muốn thực hiện cấp phép nhưng không đáp ứng được các điều kiện theo quy định như không có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm... Giải pháp trong thời gian tới: Trên cơ sở rà soát các tồn tại, vướng mắc, bất cập hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu. Ngoài ra, để kiểm soát tốt việc sản xuất rượu, đặc biệt là rượu thủ công, cần đề cao vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp trong tuyên truyền, vận động bà con sản xuất rượu theo giấy phép và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm; các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất rượu để đảm bảo rượu sản xuất, lưu thông trên thị trường đạt chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đến nay, về cơ bản dự thảo Nghị định đã hoàn thiện đang được cơ quan cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước khi trình Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trên cơ sở những nội dung mới của nghị định sẽ có thể giúp các thương nhân tham gia kinh doanh mặt hàng rượu tháo gỡ được khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý của mình, góp phần tạo lập một thị trường rượu phát triển lành mạnh, bền vững trong tương lai.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh về quản lý thị trường số 11/UBTVQH13, ngày 08 tháng 9 năm 2016, trong đó quy định: Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp Bộ đã triển khai, hương dẫn thi hành để thực hiện Pháp lệnh này như thế nào.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh về quản lý thị trường số 11/UBTVQH13, ngày 08 tháng 9 năm 2016, trong đó quy định: Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp Bộ đã triển khai, hương dẫn thi hành để thực hiện Pháp lệnh này như thế nào.
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: Về vấn đề triển khai thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường: Để triển khai thực hiện Pháp lệnh này sau khi được ban hành, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các công việc cụ thể như sau: - Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Nghị định đã quy định chi tiết các nội dung của Pháp lệnh như: Ngạch công chức Quản lý thị trường; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; phương tiện làm việc và trang phục của lực lượng Quản lý thị trường. - Xây dựng và ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2016 quy định về thẻ kiểm tra thị trường và sửa đổi, bổ sung nội dung một số mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường (để triển khai qui định tại Điều 12 của Pháp lệnh). - Về xây dựng qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp: Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh Quản lý thị trường quy định nguyên tắc về tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường, trong quá trình xây dựng Nghị định số 148/2016/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan đối với quy định về, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp. Tuy nhiên, ý kiến của các Bộ, ngành địa phương tham gia góp ý còn phân tán về phương án mô hình tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường. Tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ tại văn bản số 4816/BNV-TCBC ngày 12 tháng 10 năm 2016, nhằm đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước, Nghị định số 148/2016/NĐ-CP không quy định về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường, nội dung này sẽ được nghiên cứu, đưa vào Đề án tổng thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, trong tháng 12 năm 2016. Sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương sẽ thực hiện việc ban hành văn bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp theo thẩm quyền đã được ủy quyền lập pháp tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Về xây dựng qui định chế độ phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường: Căn cứ khoản 1 Điều 40 Pháp lệnh Quản lý thị trường quy định công chức Quản lý thị trường được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên, trong quá trình xây dựng Nghị định số 148/2016/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan về chế độ phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường quy định tại Pháp lệnh Quản lý thị trường. Tuy nhiên, căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, cụ thể: trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án “không bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề”, do vậy, Nghị định số 148/2016/NĐ-CP không quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát văn bản chỉ đạo của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức để kiến nghị Chính phủ ban hành văn bản quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường. - Về hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường: + Đối với nội dung được Pháp lệnh Quản lý thị trường giao trực tiếp: Căn cứ khoản 3 Điều 32, khoản 2 Điều 41 của Pháp lệnh Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng và cơ bản hoàn thiện 02 Thông tư: Thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư quy định chi tiết về tiêu chuẩn chức danh và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với công chức Quản lý thị trường. Tuy nhiên, nội dung của 02 Thông tư nêu trên có liên quan chặt chẽ đến quy định về mô hình cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường về trách nhiệm của các chức danh Quản lý thị trường. Hiện nay, nội dung về cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường đã đưa vào nội dung Nghị định thay thế Nghị định số 95/2012/NĐ-CP nhằm bảo đảm nhằm đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Do vậy, sau khi Đề án cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (trong đó có Đề án cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường) được phê duyệt và Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 95/2012/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ tiến hành chỉnh lý và ban hành 02 Thông tư. Để giải quyết vấn đề có thể phát sinh trong thời gian ngắn hạn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường đã có các văn bản hướng dẫn các Chi cục Quản lý thị trường cả nước về việc thực hiện quy định của Pháp lệnh Quản lý thị trường và các quy định pháp luật hiện hành còn phù hợp với mô hình tổ chức hiện nay của lực lượng Quản lý thị trường và đưa vào Thông tư số 18/2016/TT-BCT nội dung về cấp Thẻ kiểm tra thị trường, sửa đổi, bổ sung nội dung một số mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường để bảo đảm hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường không bị gián đoạn. - Đối với văn bản pháp luật khác: Việc ban hành văn bản triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý thị trường không chỉ đối với nội dung được giao trực tiếp trong Pháp lệnh mà bao gồm cả hệ thống văn bản khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường, đòi hỏi cần có thêm thời gian để hoàn thiện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện lực lượng Quản lý thị trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Bộ Công Thương đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 nhằm hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, sau khi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Công Thương đang thực hiện rà soát các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường. Bên cạnh đó, đối với các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đang sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường nhằm thực thi Pháp lệnh.
3. Với khoản lỗ lớn (Nhà máy sơ sợi Đình Vũ lỗ khoảng 2.343 tỷ; Nhà máy đạm Ninh Bình lỗ khoảng 2.700 tỷ) và khoảng nợ lớn phải trả; ai sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ và khoản vay này? Trừ dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), cả 4 dự án khác vẫn đang chỉ đạo xử lý để tiếp tục đầu tư, hoạt động. Xin hỏi về tính khả thi, khả năng khắc phục khó khăn, hiệu quả hoạt động của dự án nếu tiếp tục đầu tư, hoạt động? Nếu tiếp tục vay nợ lớn, thu lỗ thì trách nhiệm thuộc về ai?
Với khoản lỗ lớn (Nhà máy sơ sợi Đình Vũ lỗ khoảng 2.343 tỷ; Nhà máy đạm Ninh Bình lỗ khoảng 2.700 tỷ) và khoảng nợ lớn phải trả; ai sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ và khoản vay này? Trừ dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), cả 4 dự án khác vẫn đang chỉ đạo xử lý để tiếp tục đầu tư, hoạt động. Xin hỏi về tính khả thi, khả năng khắc phục khó khăn, hiệu quả hoạt động của dự án nếu tiếp tục đầu tư, hoạt động? Nếu tiếp tục vay nợ lớn, thu lỗ thì trách nhiệm thuộc về ai?
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: Về trách nhiệm đối với khoản lỗ và khoản nợ phải trả của các dự án Dự án nhà máy đạm Ninh Bình: Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) quyết định đầu tư với Tổng mức đầu tư Dự án là 667 triệu USD, bao gồm các nguồn vốn: - 4.770 tỷ đồng (tương đương với 291 triệu USD) từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Dự án đã được Ngân hàng phát triển Việt Nam giải ngân được 4.700 tỷ đồng, hiện đã thanh toán 1.299 tỷ nợ gốc; - 250 triệu USD (vay thông qua Bộ Tài chính trong gói hỗ trợ tín dụng năm tài khoá 2007) vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, đã giải ngân 249.999.999 USD, đã thanh toán nợ gốc 62.500.000 USD; - Vốn tự có của Tập đoàn: 100 triệu USD: Đã giải ngân 90 triệu USD; Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ (gốc, lãi) đối với các khoản vay của Dự án, hiện tại đang tiếp tục thực hiện việc trả nợ như đã nêu cụ thể bên trên. Tính đến thời điểm hiện nay, Dự án lỗ khoảng 2.700 tỷ đồng do rất nhiều nguyên nhân về chủ quan, khách quan: - Lỗ kế hoạch trong ba năm đầu là 1.058 tỷ đồng, theo FS đã được phê duyệt. - Tiến độ thực hiện dự án kéo dài: Chậm giải phóng, bố trí mặt bằng, Nhà thầu EPC rút về nước, ngừng thi công trong một thời gian; Mất điện lưới, mất cắp công trường ảnh hưởng đến việc thi công, phải đợi thiết bị thay thế; chậm ứng vốn… làm giảm hiệu quả đầu tư. Chủ đầu tư và Nhà thầu đã đàm phán 15 lần nhưng chưa phân rõ trách nhiệm của các bên trong việc chậm tiến độ. Việc xử lý sẽ thực hiện theo quy định tại Hợp đồng EPC đã ký kết hoặc phân xử của Tòa án trong trường hợp hai Bên không thể thống nhất. - Thị trường nguyên liệu, sản phẩm nhiều biến động so với dự báo: Dự án sản xuất ra những tấn sản phẩm đầu tiên vào thời điểm giá bán phân đạm urê trên thị trường thế giới giảm sâu (do lượng tồn kho cao, nguồn cung tăng và do giá dầu thô giảm), trong khi đó, giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng giao động gấp khoảng 2,7 lần so với thời điểm lập F/S. - Những năm đầu sản xuất chưa ổn định: Hệ thống dây chuyền thiết bị của Nhà máy những năm đầu hoạt động chưa ổn định, cán bộ quản lý và người lao động chưa làm chủ được công nghệ sản xuất, thất thoát, tiêu hao nguyên nhiên liệu cao (trong đó có trách nhiệm của Nhà thầu EPC), một số sự cố dừng máy có liên quan đến chất lượng công trình và công nghệ. Trong quá trình hoạt động, thường xuyên xảy ra tình trạng mất điện lưới phải dừng máy, thải bỏ toàn hệ thống. - Nghĩa vụ tài chính cao: Dự án mới đi vào hoạt động nên chi phí từ nghĩa vụ tài chính cao; thời gian thi công kéo dài dẫn đến tăng chi phí đầu tư, lỡ thời cơ; do thiếu vốn nên các dự án phải vay vốn ngắn hạn (lãi suất cao hơn) bù đắp khoản thiếu vốn để trả nợ gốc và lãi; giá trị trả nợ gốc, lãi vay đầu tư lớn làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chính sách thuế: Theo Luật thuế số 71/2014/QH13 (sửa đổi) phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT, do đó thuế GTGT đầu vào (nguyên nhiên liệu, vật tư và hệ thống thiết bị) không được khấu trừ, làm tăng chi phí sản xuất. Theo số liệu báo cáo của Vinachem, nếu chạy đủ công suất và áp dụng thuế GTGT cho phân bón mức thuế 0% thì Cty Đạm Ninh Bình sẽ được hoàn thuế GTGT khoảng 220 tỷ VNĐ; - Phân đạm Ninh Bình đang trong giai đoạn mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu nên chưa được biết đến rộng rãi, giá bán thường thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường. Có thể nói, một phần nguyên nhân là do năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu, của chủ đầu tư và Nhà thầu Tư vấn quản lý dự án hạn chế. Đặc điểm của dây chuyền sản xuất là hệ thống khép kín, chạy liên tục, bất cứ một thiết bị, công đoạn nào sự cố là ảnh hưởng đến toàn hệ thống, trong khi đó, hệ thống khí hoá than là công đoạn rất quan trọng nhưng quá trình chạy thử kéo dài mới đạt được công suất thiết kế; một số thiết bị nguồn gốc Trung Quốc chưa đảm bảo độ tin cậy nên việc khâu nối giữa các nhóm thiết bị, công đoạn chưa tốt, làm giảm tính đồng bộ của toàn hệ thống dẫn đến khó khăn cho việc điều chỉnh, lựa chọn điều kiện công nghệ tối ưu, giảm tính ổn định, hiệu quả toàn hệ thống sản xuất. Tại văn bản số 604/TTg-CN ngày 16 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép đầu tư xây dựng Dự án trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và giao Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư Dự án; Bộ Công nghiệp chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả, tuân thủ quy định về đảm bảo đầu tư xây dựng. Tại thời điểm Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ, và được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ: Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, các dự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tư theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để xảy ra tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của dự án do các yếu tố chủ quan là trách nhiệm trực tiếp của Chủ đầu tư và Nhà thầu EPC, trong đó, Chủ đầu tư có trách nhiệm xử phạt những lỗi do Nhà thầu theo Hợp đồng EPC đã ký. Chủ đầu tư có trách nhiệm trong việc dự báo thị trường phân bón không sát; không cập nhật dự báo theo diễn biến thị trường từ giai đoạn phê duyệt chủ trương đến quyết định đầu tư; trách nhiệm trong công tác quản lý dự án về chất lượng, tiến độ; kiểm soát nhà thầu... Chủ đầu tư chịu trách nhiệm rà soát, xem xét các lỗi do chủ quan của mình để có hướng xử lý tiếp theo. Thực hiện trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, từ trước khi Nghị định 99/2012/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án với những khó khăn xuất hiện trong quá trình đầu tư (giải phóng mặt bằng, vấn đề vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng, thuế trang thiết bị nhập khẩu…). Từ đầu năm 2013 (ngay sau khi Nghị định 99/2012/NĐ-CP có hiệu lực), Bộ Công Thương với nhiệm vụ thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn; thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án thông qua làm việc trực tiếp và yêu cầu Tập đoàn, Kiểm soát viên báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ; chủ động thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Dự ánhoặc đề xuất những cơ chế hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh (khoanh nợ, giãn khấu hao, giá than, lãi xuất vay ngân hàng, thuế GTGT…), tuy nhiên, các đề xuất này hầu hết nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của Bộ. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cơ cấu lại tổ chức, tiết giảm mọi chi phí để giảm giá thành sản xuất, đồng thời đề xuất Chính phủ có cơ chế hỗ trợ thúc đẩy thị trường phân bón (thuế GTGT, chính sách nhập khẩu…) tạo điều kiện cho sản xuất từng bước thoát lỗ. Do chi phí biến đổi hiện lớn hơn giá phân bón thị trường, tiêu thụ ure chậm do chưa vào vụ nên hiện tại, Công ty Đạm Ninh Bình đang ngừng sản xuất theo kế hoạch, dự kiến sang đầu năm 2017 sẽ tiếp tục sản xuất. Xác định trách nhiệm của mình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp quản lý trong đó có giải pháp kiểm soát tài chính đặc biệt với Công ty Đạm Ninh Bình, nếu tiếp tục thua lỗ, Tập đoàn sẽ phải xây dựng phương án thực hiện bán nợ xấu hoặc phá sản theo quy định pháp luật. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO): Dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng, tuy nhiên do thời gian kéo dài, khả năng dự án đến thời điểm hiện nay không còn hiệu quả là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với chức năng quản lý ngành, Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rà soát tổng thể của dự án trong đó bao gồm một số nội dung mà Đại biểu đã nêu như tính hiệu quả kinh tế của dự án đến thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra các phương án giải quyết cho dự án, đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan nếu dự án xảy ra thua lỗ hoặc có dấu hiệu vi phạm trong đầu tư. Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nghiên cứu các phương án: (i) Tiếp tục sản xuất kinh doanh dài hạn; (ii) Hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất; (iii) Tìm kiếm đối tác để thoái vốn, chuyển nhượng Dự án; (iv) Phá sản PVTex theo quy định. Sau khi phân tích, đánh giá các phương án, Bộ Công Thương thống nhất với đề xuất của PVN trước mắt thực hiện theo phương án hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất. Theo đó, PVN đang triển khai đàm phán với đối tác tiềm năng và sẽ báo cáo Bộ Công Thương. Trường hợp phương án này không thể thực hiện được, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án bán Nhà máy; phương án cuối cùng là thực hiện phá sản theo quy định. Dự án nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: PVN đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tiết giảm chi phí, tối ưu hóa điều kiện vận hành, lựa chọn thời điểm thích hợp để vận hành lại Nhà máy; đồng thời tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản máy móc để giảm thiểu việc xuống cấp do dừng lâu ngày. Trường hợp phương án này vẫn không hiệu quả, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án phá sản theo quy định.
4. Trên cơ sở báo cáo số 431/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về tình hình thực hiện 05 dự án lớn do các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đầu tư, cho thấy các dự án được triển khai đầu tư không hiệu quả, gây nợ đọng, thua lỗ lớn, làm dư luận cử tri búc xúc. Tôi chất vấn Bộ trưởng Công Thương một số vấn đề sau: Cho biết trách nhiệm của Bộ chủ quản; của chủ đầu tư trong việc xây dựng, phê duyệt đầu tư dự án; đã xử lý trách nhiệm cá nhân nào chưa?
Trên cơ sở báo cáo số 431/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về tình hình thực hiện 05 dự án lớn do các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đầu tư, cho thấy các dự án được triển khai đầu tư không hiệu quả, gây nợ đọng, thua lỗ lớn, làm dư luận cử tri búc xúc. Tôi chất vấn Bộ trưởng Công Thương một số vấn đề sau: Cho biết trách nhiệm của Bộ chủ quản; của chủ đầu tư trong việc xây dựng, phê duyệt đầu tư dự án; đã xử lý trách nhiệm cá nhân nào chưa?
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: Về trách nhiệm của Bộ chủ quản, chủ đầu tư trong xây dựng, phê duyệt đầu tư dự án và xử lý sai phạm - Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng công ty là Đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp, quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả. - Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Bộ Công Thương sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc tham mưu để Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, các dự án quan trọng quốc gia, các dự án chiếm 50% vốn chủ sở hữu do các Công ty mẹ các Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn nhà nước trực tiếp thực hiện. - Bộ Công Thương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, việc thực hiện chiến lược, kế hoạch. Như vậy, đối với các dự án do các Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, Bộ Công Thương có trách nhiệm ở 2 vai trò là: đại diện chủ sở hữu và quản lý ngành. Đối với trách nhiệm đại diện chủ sở hữu, Bộ Công Thương có trách nhiệm gián tiếp đối với hiệu quả của các dự án vì Bộ thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc tham mưu để Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án. Đồng thời, với vai trò quản lý ngành, Bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các doanh nghiệp và các dự án nên Bộ cũng có trách nhiệm gián tiếp nếu các dự án không hiệu quả (do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát không thực hiện tốt). Bộ Công Thương xin nhận trách nhiệm và sẽ chỉ đạo thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân tại Bộ Công Thương và các Tập đoàn, Tổng công ty có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm đối với các Dự án đầu tư. Đối với các dự án do các đơn vị thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty hoặc có cổ phần vốn góp của các Tập đoàn, Tổng công ty thì Bộ có trách nhiệm chính trong vai trò quản lý ngành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ngành cũng như thực hiện vai trò thẩm định thiết kế cơ sở (đối với các dự án nhóm A thuộc chuyên ngành quản lý nhà nước của Bộ). Việc một số dự án đầu tư lớn của ngành và đất nước không đảm bảo hiệu quả, thua lỗ trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân và đang trong quá trình làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan. Nhưng rõ ràng, có phần trách nhiệm của công tác tổ chức cán bộ đối với tình trạng thiếu các chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty cũng như thẩm định, tham mưu phê duyệt và phê duyệt các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Bộ. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị nhân sự để Bộ bổ nhiệm tại các Tập đoàn, Tổng công ty (Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty) còn chưa được làm một cách chu đáo, cẩn trọng nên một số nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn tới việc lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp chưa có hiệu quả. 2. Về việc xử lý các cá nhân có sai phạm - Đối với các doanh nghiệp có dự án thua lỗ, hiện nay các cơ quan thanh tra, bảo vệ pháp luật đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan. Theo phân cấp quản lý, đối với các cá nhân, tổ chức trực tiếp liên quan đến một số dự án thua lỗ thuộc thẩm quyền quản lý của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đã có xem xét, xử lý theo thẩm quyền, một số trường hợp đã bị cơ quan pháp luật khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật. - Đối với một số doanh nghiệp để xảy ra tình trạng thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giai đoạn từ năm 2011-2015, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét xử lý một số lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể: + Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam: Do để Công ty EVN Telecom thua lỗ, ông Đào Văn Hưng bị buộc cho thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo; ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn bị kỷ luật với hình thức khiển trách. + Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP: Do để thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Lê Phú Hưng bị cho thôi giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty và điều về công tác tại cơ quan Bộ Công Thương. - Đối với một số Dự án đầu tư cụ thể như sau: Theo báo cáo của các Tập đoàn và Tổng công ty thì đối với các cán bộ thuộc thẩm quyền của Tập đoàn, Tổng Công ty thì các đơn vị đã xử lý như sau: + Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên: Năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận đề nghị Tổng công ty Thép kiểm điểm đối với người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cty Gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty đã tổ chức kiểm điểm, tuy nhiên chưa xử lý kỷ luật cá nhân và tập thể. + Dự án Đạm Ninh Bình: Tập đoàn Hóa chất chưa có xử lý đối với tập thể và cá nhân. Hiện Thanh tra Bộ Công Thương đang trong quá trình thanh tra Dự án, sau khi có kết luận Thanh tra, Bộ Công Thương sẽ xử lý nghiêm đối với các cá nhân và tập thể nếu để xảy ra sai phạm. + Dự án Giấy Phương Nam: Chưa có xử lý kiểm điểm và kỷ luật. + Dự án của PVC: Tập thể lãnh đạo Tập đoàn đã có đánh giá xếp loại “Chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ” năm 2012 đối với ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận; quyết nghị thôi làm người đại diện vốn của Tập đoàn, thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị - Bí thư Đảng ủy PVC đối với ông Trịnh Xuân Thanh và quyết nghị thôi làm người đại diện vốn của Tập đoàn, thôi giữ chức Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy PVC đối với ông Vũ Đức Thuận và kịp thời kiện toàn nhân sự thay thế các chức danh người đứng đầu Chủ tịch Hội đồng quản trị - Bí thư Đảng ủy PVC và Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc PVC để nhanh chóng ổn định SXKD, khắc phục tồn tại, khó khăn của đơn vị. (đến nay cơ quan Công an đã có lệnh bắt đối với các đối tượng trên). + Dự án Sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ: ngày 27/01/2014, trước tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của PVTex gặp nhiều khó khăn, tiến độ dự án bị chậm, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, TGĐ Tập đoàn đã làm thủ tục cho thôi giữ chức vụ đối với ông Vũ Đình Duy (thôi tham gia Hội đồng quản trị, thôi giữ chức Tổng giám đốc để giữ chức Phó Tổng giám đốc PVTex phụ trách Dự án Xây dựng nhà máy Sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ). Về trách nhiệm của ông Vũ Đình Duy liên quan đến thua lỗ của PVTex, hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận sau khi xem xét về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, trong đó có trách nhiệm của Bộ Công Thương, PVN và một số cá nhân liên quan. Bộ Công Thương sẽ thực hiện nghiêm túc kết luận của Thanh tra Chính phủ. Vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ tăng cường công tác quản lý cán bộ, đặc biệt đối với các trường hợp có liên quan đến các Dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh.
5. Ngành cà phê, hồ tiêu hiện là cây công nghiệp có hiệu quả cao là 2 trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên tỷ đô, có lợi thế cạnh tranh trong tốp đầu trên thị trường thế giới chính vì vậy diện tích phát triển phá vỡ quy hoạch, không kiểm soát được cũng là nguyên nhân làm mất rừng và gây ra nhiều hệ lụy khác. Tuy vậy sản lượng và giá trị xuất khẩu vẫn sụt giảm – thực tế có khả năng giảm mạnh trong các năm sau. Cử tri và nhân dân lo lắng 4 vấn đề xảy ra thường xuyên hàng năm gây thiệt hại nặng nề cho nông dân nhấ là vùng Tây Nguyên, nhiều năm chưa giải quyết được: 1. Việc thiếu nước trầm trọng trong vài năm trở lại đây đã, đang và sẽ còn gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Bên cạnh đó phần lớn sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô, công nghệ thấp nên giá bán luôn thấp hơn một số nước. 2. Nhiều hộ dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này (dự nợ tái canh rất thấp, đạt 3%, diện tích tái canh đạt 7,8%) cho thấy chủ trương này chậm đi vào cuộc sống và không đạt mục tiêu. 3. Dịch bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất đang gia tăng lây lan ra diện rộng, được coi là bệnh nan y chưa chữa được. 4. Vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, giống trôi nổi đã và đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày, song chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp hữu hiệu nhất để người dân yên tâm sản xuất. Trân trọng cám ơn Bộ trưởng.
Ngành cà phê, hồ tiêu hiện là cây công nghiệp có hiệu quả cao là 2 trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên tỷ đô, có lợi thế cạnh tranh trong tốp đầu trên thị trường thế giới chính vì vậy diện tích phát triển phá vỡ quy hoạch, không kiểm soát được cũng là nguyên nhân làm mất rừng và gây ra nhiều hệ lụy khác. Tuy vậy sản lượng và giá trị xuất khẩu vẫn sụt giảm – thực tế có khả năng giảm mạnh trong các năm sau. Cử tri và nhân dân lo lắng 4 vấn đề xảy ra thường xuyên hàng năm gây thiệt hại nặng nề cho nông dân nhấ là vùng Tây Nguyên, nhiều năm chưa giải quyết được: 1. Việc thiếu nước trầm trọng trong vài năm trở lại đây đã, đang và sẽ còn gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Bên cạnh đó phần lớn sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô, công nghệ thấp nên giá bán luôn thấp hơn một số nước. 2. Nhiều hộ dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này (dự nợ tái canh rất thấp, đạt 3%, diện tích tái canh đạt 7,8%) cho thấy chủ trương này chậm đi vào cuộc sống và không đạt mục tiêu. 3. Dịch bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất đang gia tăng lây lan ra diện rộng, được coi là bệnh nan y chưa chữa được. 4. Vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, giống trôi nổi đã và đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày, song chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp hữu hiệu nhất để người dân yên tâm sản xuất. Trân trọng cám ơn Bộ trưởng.
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: Trong số những vấn đề được Đại biểu nêu, có một số nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các địa phương. Bộ Công Thương xin tập trung báo cáo, làm rõ về vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ đối với vấn đề thúc đẩy xuất các mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Cụ thể như sau: 1. Về tình hình chung: Trong những năm vừa qua, dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, xuất khẩu hạt tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 24,5%/năm, xuất khẩu cà phê là 7,63%/năm. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, xuất khẩu cà phê đã đạt 1,52 triệu tấn với kim ngạch 2,76 tỷ USD, tăng 39,8% về lượng và 25,3% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt tiêu đạt 159 nghìn tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 35,5% về lượng và 15,1% về kim ngạch so với cùng kỳ. 2. Đối với việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê và hạt tiêu: Bộ Công Thương về nguyên tắc luôn ủng hộ việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu. Tuy nhiên, với riêng 2 mặt hàng hạt tiêu và cà phê, cần có sự cân nhắc thấu đáo hơn vì một số lý do sau đây: - Khác với nhiều nông sản khác, hạt tiêu không có khái niệm chế biến sâu. Tất cả các nước xuất khẩu hạt tiêu đều chủ yếu xuất dưới dạng hạt. Giá bán sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt tiêu cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Vì vậy, để nâng cao giá bán cho hạt tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch, không phải ở khâu "chế biến" bởi trên thực tế không có hoạt động "chế biến". - Với cà phê, các hoạt động chế biến chủ yếu bao gồm: (i) sơ chế sau thu hoạch (phân loại, đánh bóng); (ii) rang; (iii) xay thành cà phê bột; (iv) pha trộn cà phê bột giữa các chủng loại theo công thức nhất định; và (v) chế biến thành cà phê hòa tan (có thể thêm đường, sữa...). Các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Indonesia, Colombia đều xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt (green bean) là chủ yếu, tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê. Hầu như không có nước nào tự làm các hoạt động (iv) và (v) nêu trên. Nếu có các hoạt động (iv) và (v) thì chủ yếu do các công ty nước ngoài (như Nestle, Coffee Bean And Tealeaf v..v) thực hiện. Trên thị trường thế giới cũng không xuất hiện bất kỳ thương hiệu cà phê nổi tiếng nào có xuất xứ từ Brazil, Indonesia hay Colombia, dù họ là những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động (i), tức là sơ chế sau thu hoạch, đã được hết sức quan tâm. Nhờ vậy, từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn tới 400-500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch Hàng hóa Luân Đôn, ta đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán cà phê robusta của Việt Nam (tại cảng Việt Nam) đã được coi là phù hợp với giá thị trường thế giới. Các hoạt động (ii), (iii) và cùng với đó là (iv) chưa phát triển mạnh ở Việt Nam bởi cà phê của ta chủ yếu là cà phê vối (robusta). Để có hoạt động (iv), cần phải có cả cà phê chè (arabica) ở sản lượng nhất định, với chất lượng nhất định. Do ta không có nhiều cà phê chè nên thương nhân nước ngoài chủ yếu sẽ mua cà phê vối của ta, sau đó chuyển đến các trung tâm chuyên thực hiện các hoạt động (ii), (iii) và (iv) (họ cũng mua cà phê chè từ các nơi khác để chuyển về các trung tâm này rang, xay, pha trộn). Trong những năm gần đây, các công ty của ta, đi đầu là Vinacafe và Trung Nguyên, đã có đủ năng lực và bắt đầu quan tâm hơn tới các hoạt động chế biến sâu. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn xuất hiện và được hoan nghênh ở nhiều thị trường ngoài nước. - Với các phân tích trên, giải pháp để nâng cao giá trị cho hạt tiêu và cà phê Việt Nam trong thời gian tới sẽ là: + Với hạt tiêu, cần quan tâm hơn đến khâu sản xuất và khâu sau thu hoạch để bảo đảm chất lượng và từng bước nâng cao giá trị. Các vấn đề cần lưu ý đặc biệt bao gồm: (i) tăng dần sản lượng hạt tiêu hữu cơ (không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu); (ii) xây dựng hoặc xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn cho hạt tiêu Việt Nam, đồng thời nghiêm túc thực hiện hệ tiêu chuẩn đó, kết hợp với một chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để từng bước khẳng định và nâng dần giá trị thương hiệu cho hạt tiêu Việt Nam. + Với cà phê, do một số doanh nghiệp đã đủ sức đưa cà phê chế biến của Việt Nam ra thị trường ngoài, Bộ Công Thương sẽ chú trọng khâu đàm phán mở cửa thị trường và khâu xúc tiến thương mại tại một số thị trường trọng điểm như thị trường Nam Trung Quốc, thị trường Nga hay thị trường các nước ASEAN để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu và tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai gần, do sản lượng hàng năm rất lớn, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu cà phê nhân là chủ yếu, chưa có khả năng chuyển toàn bộ hoặc phần lớn sản lượng qua chế biến sâu (cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hòa tan).
6. Hiện nay tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đang bị làm giả, không đúng như chất lượng công bố là vấn đề đang được bà con nông dân và cử tri cả nước rất quan tâm, thường xuyên chất vấn, trong đó có một số địa bàn như Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên khác cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bà con cử tri rất bức xúc về vấn đề này. Bên cạnh nguyên nhân suy thoái về đạo đức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra những sản phẩm giả, kém chất lượng nhằm thu lợi bất chính, có ý kiến còn cho rằng liên quan đến bất cập trong cơ chế chính sách quản lý nhà nước còn phức tạp chưa hiệu quả. Có một vấn đề đang đặt ra hiện nay trong nội dung của Nghị định số 45 ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công có quy định chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 45 liên quan đến các danh mục, ngành nghề được ưu đãi hỗ trợ. Xin Bộ trưởng cho biết quy định này tại Nghị định 45 có phải là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón và các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, làm giả, kém chất lượng ở nước ta trong thời gian vừa qua hay không. Đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đến nay đã có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã được hưởng ưu đãi về chính sách khuyến công, nhưng bị phát hiện qua phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng về việc sản xuất phân bón giả và các loại hóa chất khác kém chất lượng. Nếu đúng có thực tế này xảy ra thì Chính phủ và Bộ Công thương sẽ có những điều chỉnh gì trong chính sách khuyến công hiện nay để hướng tới sản xuất sạch hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
Hiện nay tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đang bị làm giả, không đúng như chất lượng công bố là vấn đề đang được bà con nông dân và cử tri cả nước rất quan tâm, thường xuyên chất vấn, trong đó có một số địa bàn như Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên khác cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bà con cử tri rất bức xúc về vấn đề này. Bên cạnh nguyên nhân suy thoái về đạo đức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra những sản phẩm giả, kém chất lượng nhằm thu lợi bất chính, có ý kiến còn cho rằng liên quan đến bất cập trong cơ chế chính sách quản lý nhà nước còn phức tạp chưa hiệu quả. Có một vấn đề đang đặt ra hiện nay trong nội dung của Nghị định số 45 ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công có quy định chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 45 liên quan đến các danh mục, ngành nghề được ưu đãi hỗ trợ. Xin Bộ trưởng cho biết quy định này tại Nghị định 45 có phải là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón và các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, làm giả, kém chất lượng ở nước ta trong thời gian vừa qua hay không. Đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đến nay đã có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã được hưởng ưu đãi về chính sách khuyến công, nhưng bị phát hiện qua phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng về việc sản xuất phân bón giả và các loại hóa chất khác kém chất lượng. Nếu đúng có thực tế này xảy ra thì Chính phủ và Bộ Công thương sẽ có những điều chỉnh gì trong chính sách khuyến công hiện nay để hướng tới sản xuất sạch hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn ý kiến của Đại biểu. Do Bộ trưởng Bộ Công Thương không có điều kiện về thời gian để có thể trao đổi trực tiếp hết những nội dung được Đại biểu nêu tại Hội trường nên xin phép được báo cáo lại với Đại biểu về vấn đề nêu trên như sau: Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công quy định các chính sách khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động khuyến công nhằm huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, phân công lại lao động và xây dựng nông thôn mới. Tại Điều 5 của Nghị định này quy định về Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công thì có ngành công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn (Điểm c, Khoản 1). Theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 thì công nghiệp hóa chất được phân thành 10 nhóm ngành, trong đó có 2 nhóm ngành liên quan đến nông nghiệp là nhóm sản phẩm phân bón và nhóm sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật. Để được hưởng hỗ trợ theo chính sách khuyến công thì đối tượng phải là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã. Từ khi Nghị định số 45/2012/NĐ-CP được ban hành đến nay, đã có nhiều chương trình, đề án khuyến công quốc gia được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua rà soát các đơn vị, địa phương trong cả nước, đến nay hầu như chưa có địa phương nào hỗ trợ kinh phí khuyến công cho ngành công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; riêng Bộ Công Thương cũng nhận được rất ít hồ sơ đăng ký kế hoạch hỗ trợ và mới xem xét hỗ trợ 2 hồ sơ đề án sản xuất phân bón vô cơ đó là: - Năm 2015 đã hỗ trợ 1 đề án ứng dụng công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất phân bón NPK phục vụ nông nghiệp, kinh phí xét giao 200 triệu đồng (tổng mức đầu tư dự án là 3.819 triệu đồng), đơn vị thụ hưởng là Công ty Cổ phần Thành Nông Thanh Hóa, công xuất 30.000 tấn sản phẩm /năm, địa điểm đầu tư Đội 7, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Doanh nghiệp này đã được Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 46/GP-CHC ngày 28 tháng 01 năm 2016. - Năm 2016 đã hỗ trợ 1 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất phân NPK bằng phương pháp tạo hạt tháp cao nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, kinh phí xét giao là 350 triệu đồng (tổng mức đầu tư dự án là 13.034 triệu đồng). Đơn vị thụ hưởng là Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina, công xuất 60.000 tấn sản phẩm/năm, địa điểm đầu tư Lô B3-B4 Khu công nghiệp Hòa Hiệp, xã Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, doanh nghiệp này đã được Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 41/GP-CHC ngày 25 tháng 9 năm 2015. Trên cơ sở yêu cầu về các thủ tục, hồ sơ, giấy phép theo quy định đối với nhóm ngành sản xuất phân bón phải đáp ứng đủ điều kiện mới xem xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia; thực tế số doanh nghiệp được xem xét hỗ trợ rất ít, về kinh phí so với tổng mức đầu tư thì kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ chiếm rất nhỏ trong chi phí đầu tư của các doanh nghiệp; cho đến nay chỉ có các doanh nghiệp nêu trên được hưởng chính sách khuyến công, đây là hai doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp. Qua rà soát, báo cáo của địa phương và đơn vị thụ hưởng, 2 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra chất lượng ổn định, tiêu thụ tốt có uy tín trên thị trường, không có phản ánh hoặc phát hiện của người tiêu dùng về việc sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Các doanh nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách tại địa phương, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 230 lao động. Như vậy qua rà soát về hỗ trợ công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn từ chính sách khuyến công trong thời gian qua không có tình trạng doanh nghiệp được hỗ trợ nhưng bị phát hiện sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Đồng thời, qua số hồ sơ đề nghị đăng ký hỗ trợ chính sách khuyến công của doanh nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón rất ít, vì vậy Bộ Công Thương cho rằng Nghị định 45/2012/NĐ-CP không phải là nguyên nhân góp phần tạo ra nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón làm giả, kém chất lượng trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua ý kiến Đại biểu Quốc hội, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi, rà soát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn đề nghị hỗ trợ từ chính sách khuyến công để hướng tới sản xuất sạch hơn và điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
7. Xin hỏi Bộ trưởng, khi hình thành một dự án như thế (dự án bị chậm tiến độ, kém hiệu quả), những người đệ trình lên dự án này thuyết minh như thế nào, sau này dự án không thành công có trách nhiệm gì không, những người tham gia vào quá trình thẩm định dự án đó có ý kiến như thế nào về việc ra đời dự án, bây giờ dự án không hoàn thành có trách nhiệm gì không? Những người quá trình tổ chức thực hiện dự án bây giờ dự án không hoàn thành thì trách nhiệm như thế nào? Tất nhiên trách nhiệm ở đây không phải trách nhiệm của những người hiện tại như Bộ trưởng hiện nay mà từ những nhiệm kỳ tiền nhiệm trước đây. Vì vậy, nếu như chỗ này chúng ta vẫn không chỉ ra được trách nhiệm, tôi nghĩ trong tương lai lại vẫn còn tình trạng như đại biểu Dương Trung Quốc nói những người tham gia vào quá trình đệ trình thì nhảy múa ăn mừng khi dự án được phê duyệt và khi dự án không hoàn thành, khi dự án thua lỗ lại tiếp tục đàn kền kền béo thêm. Xin Bộ trưởng chỉ trả lời khẳng định có quy định trách nhiệm được cho các bộ phận tham gia hay không?
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội - Xem trả lời
Trả lời cử tri
Xin hỏi Bộ trưởng, khi hình thành một dự án như thế (dự án bị chậm tiến độ, kém hiệu quả), những người đệ trình lên dự án này thuyết minh như thế nào, sau này dự án không thành công có trách nhiệm gì không, những người tham gia vào quá trình thẩm định dự án đó có ý kiến như thế nào về việc ra đời dự án, bây giờ dự án không hoàn thành có trách nhiệm gì không? Những người quá trình tổ chức thực hiện dự án bây giờ dự án không hoàn thành thì trách nhiệm như thế nào? Tất nhiên trách nhiệm ở đây không phải trách nhiệm của những người hiện tại như Bộ trưởng hiện nay mà từ những nhiệm kỳ tiền nhiệm trước đây. Vì vậy, nếu như chỗ này chúng ta vẫn không chỉ ra được trách nhiệm, tôi nghĩ trong tương lai lại vẫn còn tình trạng như đại biểu Dương Trung Quốc nói những người tham gia vào quá trình đệ trình thì nhảy múa ăn mừng khi dự án được phê duyệt và khi dự án không hoàn thành, khi dự án thua lỗ lại tiếp tục đàn kền kền béo thêm. Xin Bộ trưởng chỉ trả lời khẳng định có quy định trách nhiệm được cho các bộ phận tham gia hay không?
Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn ý kiến của Đại biểu. Do Bộ trưởng Bộ Công Thương không có điều kiện về thời gian để có thể trao đổi trực tiếp hết những nội dung được Đại biểu nêu tại Hội trường nên xin phép được báo cáo lại với Đại biểu về vấn đề nêu trên như sau: Theo quy định của Nhà nước khi xây dựng, triển khai một dự án phải trải qua nhiều bước, mỗi bước hoặc giai đoạn triển khai có một cơ quan tham gia vào quá trình thẩm định. Việc dự án triển khai nhưng không hoàn thành có thể có nhiều nguyên nhân nhưng trách nhiệm của mỗi cơ quan tham gia vào việc xây dựng, thẩm định dự án là rõ ràng. Vì vậy, trong trường hợp phát hiện dự án sai phạm ở bước nào, giai đoạn nào là xác định được trách nhiệm của các cơ quan/bộ phận tham gia. Đối với 5 dự án đầu tư của ngành Công Thương đang gặp khó khăn thua lỗ được quyết định chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2003-2009. Theo pháp luật về đầu tư giai đoạn đó, các Tập đoàn, Tổng công ty được thành lập theo Quyết định số 90 và 91 của Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ các dự án có quy mô lớn quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Hội đồng thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty đó tự thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Về phía các Bộ ngành và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm quản lý ngành như: theo dõi việc thực hiện theo quy hoạch ngành, giám sát quá trình vận hành nhằm tuân thủ theo các quy định về sản phẩm, an toàn... Như vậy, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cũng như dự án đầu tư của các dự án nêu trên là phù hợp với các quy định của pháp luật tại thời điểm chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư, một phần do năng lực kinh nghiệm quản lý dự án của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, yếu kém, chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý dự án, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân một số dự án có dấu hiệu chưa thực hiện đúng các qui định về pháp luật đấu thầu và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Bộ Công Thương khẳng định không bao che và sẽ nghiêm túc xử lý các sai phạm thuộc thẩm quyền của Bộ, nhận trách nhiệm đối với các sai phạm. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ của 05 dự án của Ngành Công Thương: - Dự án nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất: + Trách nhiệm trong việc chậm tiến độ là do Tổng thầu EPC. Theo quy định trong Hợp đồng EPC, mức phạt cao nhất do chậm tiến độ là 10% giá trị gói thiết bị nhà máy (nhà máy chính, phân xưởng điện hơi, phân xưởng xử lý nước thải) tức là giá trị phạt nhà thầu cao nhất do chậm tiến độ là 2,4 triệu USD. + Chủ đầu tư đã nhiều lần gửi công văn về phạt chậm tiến độ theo hợp đồng đã ký, hiện đang yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo thông báo Kết luận của thanh tra chính phủ về khoản tiền phạt chậm tiến độ này. - Dự án xơ sợi polyester Đình Vũ: Tại Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03 tháng 10 năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã kết luận: + Chủ Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc thay đổi xuất xứ thiết bị, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án để chậm tiến độ. + Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm trong việc chậm triển khai công tác thi công, chạy thử Nhà máy. + Hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai thực hiện các công việc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. - Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình: Hợp đồng giữa các chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật trong đó đã quy định về việc phạt Hợp đồng cụ thể với nhiều nội dung như chậm tiến độ, chậm thanh toán, chất lượng hệ thống,.… Kết quả xử phạt chậm tiến độ phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan, chủ quan thông qua việc đàm phán, thương thảo khi quyết toán Hợp đồng căn cứ vào biên bản hiện trường đã được xác nhận. Bộ Công Thương đang nỗ lực xem xét cụ thể đối với từng dự án để tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan qua đó đánh giá được trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc thua lỗ. Đối với Dự án Đạm Ninh Bình, Thanh tra Bộ đang hoàn tất việc thanh tra và sẽ có kết luận cụ thể với từng sai sót mang tính chủ quan. - Dự án Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO): Thông qua ý kiến được chỉ ra trong Báo cáo kiểm toán Nhà nước quí 1 năm 2015, TISCO đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm khắc phục sửa chữa kịp thời. Đã kiện toàn lại bộ máy Ban Quản lý dự án, điều chuyển một số cán bộ quản lý không đảm bảo năng lực nghiệp vụ quản lý sang nhận công tác khác; Đề bạt, điều động bổ sung người có năng lực kinh nghiệm về làm việc tại Ban Quản lý dự án. Đồng thời Ban Quản lý dự án đã kiến nghị lãnh đạo Công ty ký hợp đồng thuê Tư vấn pháp luật, Tư vấn quản lý dự án có năng lực kinh nghiệm ở bên ngoài đến làm việc tại Ban Quản lý dự án để trực tiếp hỗ trợ tư vấn quản lý cho Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo tuân thủ đúng qui định quản lý hiện hành của Nhà nước, tránh không lặp lại khuyết điểm tồn tại như đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Hiện dự án đang gặp nhiều khó khăn, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đang nỗ lực để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Dự án. Sau khi giải quyết những khó khăn vướng mắc sẽ tiến hành thanh tra, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của Chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. - Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có Quyết định số 3803/QĐ-UB phê duyệt Dự án đầu tư Nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An. Vai trò của Bộ Công Thương (khi đó là Bộ Công nghiệp) là đơn vị góp ý với Chính phủ về dự án trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An. Hầu hết các Bộ, ngành đã đồng ý chủ trương triển khai dự án. Trong văn bản góp ý, Bộ Công Thương đã khuyến cáo với Chủ đầu tư về khả năng có nhiều rủi ro đối với Dự án, do Dự án sử dụng công nghệ sản xuất bột giấy lần đầu được sử dụng nguyên liệu là cây đay. Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam như đã nói trên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, Bộ Công Thương chỉ góp ý về quy hoạch và thiết kế cơ sở của Dự án. Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư không am hiểu về ngành giấy nên xác định công nghệ không phù hợp, chưa lường hết những khó khăn về việc cung cấp nguyên liệu cho dự án (thu hoạch trong thời gian ngắn với số lượng lớn nên việc vận chuyển, dự trữ, bảo quản găp khó khăn), giá nguyên liệu có biến động bất thường so với thời điểm lập dự án… Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như của chủ đầu tư đã nói trên, thì cơ quan phê duyệt dự án là Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An cũng có thiếu sót là không xem xét kỹ những khó khăn đối với việc cung ứng, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho Dự án.
8. Ngoài 5 dự án thua lỗ lên đến nhiều nghìn tỷ đồng mà Bộ Công Thương vừa báo cáo Quốc hội thì hiện nay trên thực tế còn bao nhiêu dự án có mức đầu tư lớn mà có nguy cơ thất bại như 5 dự án trên. Liệu đến kỳ họp Quốc hội sau, Quốc hội và cử tri cả nước lại phải có thêm một bản danh sách khác mà đọc đến làm tất cả chúng ta đau đớn và xót xa.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang - Xem trả lời
Trả lời cử tri
Ngoài 5 dự án thua lỗ lên đến nhiều nghìn tỷ đồng mà Bộ Công Thương vừa báo cáo Quốc hội thì hiện nay trên thực tế còn bao nhiêu dự án có mức đầu tư lớn mà có nguy cơ thất bại như 5 dự án trên. Liệu đến kỳ họp Quốc hội sau, Quốc hội và cử tri cả nước lại phải có thêm một bản danh sách khác mà đọc đến làm tất cả chúng ta đau đớn và xót xa.
Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn ý kiến của Đại biểu. Do Bộ trưởng Bộ Công Thương không có điều kiện về thời gian để có thể trao đổi trực tiếp hết những nội dung được Đại biểu nêu tại Hội trường nên xin phép được báo cáo lại với Đại biểu về vấn đề nêu trên như sau: Ngoài 5 dự án đã báo cáo các Đại biểu Quốc hội tại Hội trường Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV. Hiện nay, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty rà soát, đánh giá tổng thể các dự án đầu tư để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nhằm đề ra các giải pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra các dự án thua lỗ như 5 dự án nêu trên. Bộ Công Thương với nhiệm vụ thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Bộ đã và sẽ tiếp tục thực hiện công tác quản lý, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư ngay từ khâu chuẩn bị; trong quá trình thực hiện đầu tư; kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp thành viên để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc trình Chính phủ xử lý triệt để, kịp thời các phát sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước. Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đẩy mạnh công khai minh bạch...; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Với sự quyết tâm và đồng lòng trong toàn Ngành Công Thương, Tôi xin cam kết với Đại biểu và với cử tri cả nước rằng, Bộ Công Thương sẽ thực hiện một cách đầy đủ, chặt chẽ và nghiêm túc nhất các qui định pháp luật, cùng các Bộ ngành quản lý có liên quan, kiểm soát chặt chẽ quá trình thẩm định, phê duyệt, triển khai các Dự án để tránh xảy ra các sự việc đáng tiếc tại các dự án đã Báo cáo với các Đại biểu Quốc hội.
9. "Theo phản ảnh bà con cử tri, hiện nay chi phí lắp đặt công tơ mới khá cao do ngành điện lắp điện kế tại vị trí trụ điện (trước đây lắp điện kế trong nhà) nên có nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mặc dù đã có lưới điện hạ thế đi ngang nhà nhưng không có tiền để lắp đặt mà phải sử dụng điện chia hơi thiếu an toàn. Tình hình sử dụng điện không bảo đảm an toàn tại các khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là sử dụng điện trong nuôi tôm công nghiệp, sử dụng điện sinh hoạt chia hơi) còn nhiều diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn về điện tất cao (tính từ đầu năm đến ngày 15 tháng 10 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra 24 vụ tai nạn về điện làm chết 21 người, bị thương 3 người)”.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau - 2017Xem trả lời
Trả lời cử tri
"Theo phản ảnh bà con cử tri, hiện nay chi phí lắp đặt công tơ mới khá cao do ngành điện lắp điện kế tại vị trí trụ điện (trước đây lắp điện kế trong nhà) nên có nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mặc dù đã có lưới điện hạ thế đi ngang nhà nhưng không có tiền để lắp đặt mà phải sử dụng điện chia hơi thiếu an toàn. Tình hình sử dụng điện không bảo đảm an toàn tại các khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là sử dụng điện trong nuôi tôm công nghiệp, sử dụng điện sinh hoạt chia hơi) còn nhiều diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn về điện tất cao (tính từ đầu năm đến ngày 15 tháng 10 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra 24 vụ tai nạn về điện làm chết 21 người, bị thương 3 người)”.
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:
1. Về vấn đề thứ nhất
Địa bàn 21 tỉnh thành khu vực phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau (ngoại trừ Tp. Hồ Chí Minh) do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý cung cấp điện. Đặc thù phân bổ hộ dân cư khu vực phía Nam là rải rác, gắn liền với đất sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Do đặc điểm trên, suất đầu tư xây dựng công trình cung cấp điện đến từng hộ dân là cao, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ. Riêng tại địa bàn nông thôn tỉnh Cà Mau, theo Quyết định số 11825/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia cho tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020, suất đầu tư xây dựng công trình cung cấp điện mới cho các hộ dân nông thôn là trên 27 triệu đồng/hộ. Chi phí này là chi phí do ngành điện đầu tư để cấp điện cho các hộ nông thôn từ đường trục cho đến công tơ cấp điện cho khách hàng. Khách hàng sử dụng điện chỉ đầu tư đoạn đường dây từ sau công tơ. Do đặc điểm địa hình, trong thời gian qua các đơn vị điện lực đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện về vị trí lắp đặt công tơ là trên trụ điện đối với khu vực nông thôn có phân bổ hộ dân cư rải rác và trước hiên nhà đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn có phân bổ dân cư tập trung hơn. Theo qui định tại Luật Điện lực, dây dẫn điện từ sau công tơ vào nhà dân được hộ dân cư tự kéo hoặc thuê đơn vị có chức năng thi công thực hiện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định kỹ thuật hiện hành do Bộ Công Thương ban hành. Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy nhanh việc cung cấp điện đến các hộ dân cư khu vực miền Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, đặc biệt là cho hộ dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Kết quả là, tại khu vực tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011-2015, số lượng hộ dân cư được lắp công tơ điện đã tăng từ 228.000 hộ lên 281.000 hộ và tỷ lệ số hộ dân cư có điện sử dụng đạt 99,81%, trong đó tỷ lệ hộ dân cư khu vực nông thôn có điện sử dụng đạt 97,72%. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn có tình trạng một số khách hàng dùng chung một công tơ (gọi là chia hơi hoặc câu phụ). Theo số liệu điều tra, tổng số khách hàng dùng chung một công tơ khu vực miền Nam là khoảng 400.000 hộ trong đó riêng tỉnh Cà Mau là khoảng 22.000 hộ. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam lập đề án thực hiện để nhất vào năm 2020 sẽ xóa bỏ tình trạng chia hơi (câu phụ) trên địa bàn khu vực miền Nam. Qua tính toán cho thấy tổng nhu cầu vốn của Đề án cần là hơn 3.800 tỷ đồng; trong đó riêng tỉnh Cà Mau là hơn 100 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã tìm cách bố trí nguồn vốn, trong đó có sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 phê duyệt tại Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Với sự chỉ đạo và phối hợp kịp thời giữa các đơn vị, trong năm 2016, ngành điện đã xóa bỏ được tình trạng chia hơi với tổng số 50.000 hộ khu vực miền Nam; riêng tình Cà Mau là 1.200 hộ. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị điện lực xóa bỏ tình trạng chia hơi (câu phụ) nêu trên, đảm bảo hoàn toàn hoàn thành chậm nhất vào năm 2020.
2. Về vấn đề thứ hai
Việc đảm bảo an toàn trong sử dụng điện là một trong trọng tâm được Bộ Công Thương chú trọng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Bộ và Tập đoàn, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Công ty Điện lực Cà Mau đã phối hợp thực hiện các biện pháp thông tin tuyên truyền về sử dụng điện an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh); phối hợp với Hội Nông dân, Sở Công Thương phát 10.000 cuốn “Cẩm nang sử dụng an toàn điện” kết hợp với công tác tuyên truyền an toàn tại các xã thuộc 08 huyện và thành phố Cà Mau. Đồng thời, Sở Công Thương Cà Mau và đơn vị điện lực cũng đã đi kiểm tra thực tế việc an toàn sử dụng điện. Theo thống kê thực tế, tình hình tai nạn điện trong dân trong 10 tháng đầu năm 2016 đã giảm so với năm 2015. Tuy nhiên, thống kê nguyên nhân các vụ tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong 10 tháng đầu năm 2016 cho thấy một số hộ dân, người lao động vẫn chưa nhận thức và thực hiện tốt các biện pháp an toàn trong sử dụng điện, có các hành vi sử dụng điện bất cẩn trong sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, hoặc có hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, dẫn đến tai nạn điện gây thiệt hại về người và tài sản. Để giảm thiểu tình trạng tai nạn điện trong nhân dân, đơn vị điện lực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi sử dụng điện mất an toàn, chấn chỉnh hoặc tạm thời ngừng cấp điện đối với các trường hợp hộ dân cư sử dụng điện không an toàn (việc cấp điện trở lại chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo an toàn); tăng cường tuyên truyền an toàn điện bằng nhiều hình thức, kể cả trực tiếp đến các xã để triển khai các buổi tuyên truyền đến các hộ dân cư. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị điện lực đẩy nhanh đầu tư, cải tạo lưới điện, đặc biệt là xóa bỏ tình trạng chia hơi (câu phụ), công tơ điện theo cụm không an toàn như hiện nay. Để nâng cao nhận thức của người dân trong an toàn sử dụng điện, Bộ Công Thương sẽ đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, đưa nội dung về an toàn điện trong sinh hoạt và sản xuất vào trong chương trình giáo dục kỹ năng đối với học sinh, tương tự như nội dung an toàn giao thông.
10. Các nhà máy đều chậm tiến độ về thời gian chạy thử và đi vào hoạt động, vậy chủ đầu tư có chế tài xử phạt hành chính không theo các quy định của luật đấu thầu và các luật khác.
Các nhà máy đều chậm tiến độ về thời gian chạy thử và đi vào hoạt động, vậy chủ đầu tư có chế tài xử phạt hành chính không theo các quy định của luật đấu thầu và các luật khác.
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau: I. Về dự án nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ - Trách nhiệm trong việc chậm tiến độ là do Tổng thầu EPC. Theo quy định trong Hợp đồng EPC, mức phạt cao nhất do chậm tiến độ là 10% giá trị gói thiết bị nhà máy (nhà máy chính, phân xưởng điện hơi, phân xưởng xử lý nước thải) tức là giá trị phạt nhà thầu cao nhất do chậm tiến độ là 2,4 triệu USD. - Chủ đầu tư đã nhiều lần gửi công văn về phạt chậm tiến độ theo hợp đồng đã ký, hiện đang yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo thông báo Kết luận của thanh tra chính phủ về khoản tiền phạt chậm tiến độ này. II. Về dự án xơ sợi polyester Đình Vũ Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ: Tại Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03 tháng 10 năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã kết luận: - Chủ Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc thay đổi xuất xứ thiết bị, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án để chậm tiến độ. - Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm trong việc chậm triển khai công tác thi công, chạy thử Nhà máy. Hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai thực hiện các công việc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. III. Về Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ Hợp đồng giữa các chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật trong đó đã quy định về việc phạt Hợp đồng cụ thể với nhiều nội dung như chậm tiến độ, chậm thanh toán, chất lượng hệ thống,.… Kết quả xử phạt chậm tiến độ phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan, chủ quan thông qua việc đàm phán, thương thảo khi quyết toán Hợp đồng căn cứ vào biên bản hiện trường đã được xác nhận. Bộ Công Thương đang nỗ lực xem xét cụ thể đối với từng dự án để tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan qua đó đánh giá được trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc thua lỗ. Đối với Dự án Đạm Ninh Bình, Thanh tra Bộ đang hoàn tất việc thanh tra và sẽ có kết luận cụ thể với IV. Về Dự án Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO). Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ Trong Hợp đồng giữa nhà thầu EPC và chủ đầu tư đã rất chi tiết về các điều khoản phạt hợp đồng như chậm thanh toán, lỗi thiết bị, sai khác về mã hiệu công suất thiết bị, không tuân thủ công tác an toàn, sản phẩm sản xuất không đáp ứng, chậm tiến độ vv... đã rất chi tiết các mức phạt khác nhau. V. Về Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có Quyết định số 3803/QĐ-UB phê duyệt Dự án đầu tư Nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An. Vai trò của Bộ Công Thương (khi đó là Bộ Công nghiệp) là đơn vị góp ý với Chính phủ về dự án trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An. Hầu hết các Bộ, ngành đã đồng ý chủ trương triển khai dự án. Trong văn bản góp ý, Bộ Công Thương đã khuyến cáo với Chủ đầu tư về khả năng có nhiều rủi ro đối với Dự án, do Dự án sử dụng công nghệ sản xuất bột giấy lần đầu được sử dụng nguyên liệu là cây đay. Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam như đã nói trên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, Bộ Công Thương chi góp ý về quy hoạch và thiết kế cơ sở của Dự án.