A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề nghị thiết kế lại chính sách để đưa công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí bứt phá

Với cam kết tiếp tục đóng góp phát triển cho các ngành kinh tế trọng yếu của đất nước và có những bước thực hiện trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, ô tô và nông nghiệp, mới đây, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) đã có đề xuất một số chính sách để phát triển công nghiệp ô tô, thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá.

Kiến nghị chính sách được Thaco đưa ra tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp ngày 11/8 về chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" được tổ chức ngày 11 tháng 8 năm 2022. 

Chia sẻ tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cam kết tiếp tục đóng góp phát triển cho các ngành kinh tế trọng yếu của đất nước và có những bước thực hiện trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, ô tô và nông nghiệp. Tuy nhiên, để thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp cơ khí và công nghiệp ô tô, theo Thaco, Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp để tạo động lực phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh nhanh và bền vững. 

Cụ thể, với ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ôtô trong nước gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và bổ sung Luật phát triển công nghiệp vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023. Việc có các hành lang pháp lý như Luật phát triển công nghệp sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ được xác định là giải pháp quan trọng để Việt Nam cải thiện chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

Với ngành công nghiệp ô tô, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thaco kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó, giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: giá trị sản xuất trong nước (còn gọi tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đề xuất của Thaco về việc cần sớm có Luật Phát triển công nghiệp cũng là ý kiến được nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp chế biến, chế tạo nêu ra tại các cuộc làm việc với Bộ Công Thương trong thời gian gần đây.

Theo dự thảo dự án luật Luật Phát triển công nghiệp, khi được ban hành, sẽ giúp điều chỉnh các hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên như: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo phục vụ ngành năng lượng và các ngành công nghiệp khác theo định hướng phát triển trong từng thời kỳ. Luật cũng sẽ giúp quy định về các chính sách, hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nền tảng, trọng điểm tại Việt Nam.


Tác giả: An Hạ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website