A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đà Nẵng đẩy mạnh chiến dịch đưa hàng Việt đến gần với người tiêu dùng hơn

Nhằm đẩy mạnh truyền thông, quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm của thành phố Đà Nẵng để người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài thành phố biết, từ đó tin tưởng tiêu dùng sản phẩm; góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; ngày 04 tháng 5 năm 2022, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình quảng bá sản phẩm Đà Nẵng gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2022-2025.

Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ, quảng bá cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, có hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sau: Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề; Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao; Sản phẩm điện, điện tử; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao; Sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng; Sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý gắn với địa danh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong  bối cảnh hiện nay

Các sản phẩm khác sản xuất tại Đà Nẵng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ…

Theo đó, từ nay đến năm 2025, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau: Khảo sát thực trạng, thu thập thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm; Tổ chức các hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm (kênh truyền hình, báo chí, mạng internet và trên các phương tiện điện tử, ấn phẩm và tài liệu tuyên truyền); Tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm. Trong đó, tập trung Xây dựng các điểm trưng bày cố định tại Trung tâm Hành chính thành phố, Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, sân bay, nhà ga, bến tàu, bến du thuyền, các trạm dừng chân, các khu vực làng nghề truyền thống, các điểm du lịch trên địa bàn; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi; Tổ chức định kỳ các chương trình triển lãm sản phẩm Đà Nẵng theo chủ đề/hoặc theo nhóm ngành hàng tại Công viên APEC, Công viên Biển Đông, Nhà Văn hoá, Trung tâm Thể thao của các quận, huyện; Tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, các chương trình giao thương theo từng nhóm ngành hàng…).

Việc triển khai hiệu quả Chương trình này sẽ góp phần phát triển các sản phẩm Đà Nẵng uy tín, chất lượng, phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, mở rộng thị phần tiêu thụ; tạo hiệu ứng lan tỏa, động lực khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Đà Nẵng.

Để "người Việt Nam ngày càng tự hào về hàng Việt Nam", trước đó, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch Triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022, nhằm góp phần phục hồi phát triển kinh tế xã hội, thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; tiếp tục xây dựng văn hóa kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam. 

Theo đó, nội dung trọng tâm của Cuộc vận động trong năm 2022 là tập trung vào công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động; Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát. Tập trung vào các hoạt động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đồng thời, khảo sát việc đăng ký nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, về tỷ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống...

Tổ chức giám sát đột xuất khi có các sự việc ảnh hưởng đến bình ổn giá, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt theo quy định của các cơ quan, tổ chức khi sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Một trong những hoạt động trọng tâm khác là tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.


Tác giả: Hà Lê

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website