Sản vật tiến vua ăn một lần mà nhớ mãi
Không chỉ là sản vật quý hiếm dùng để tiến vua, sá sùng còn được chế biến thành nhiều món ngon với hương vị đặc trưng, hấp dẫn.
Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là nơi có nhiều sá sùng nhất. Thuộc loài động vật thân mềm, không xương, sá sùng màu nâu đỏ với nhiều vạch ngang nhỏ trên thân, không nội tạng mà chỉ có một phần ruột nối từ đầu đến đuôi, bên trong chứa cát.
Chiều dài trung bình của sá sùng khoảng 5-10cm, là dược liệu quý trong Đông y, tính mát, có vị mặn, công năng thanh nhiệt, giải độc, bổ dương khí, hợp với người mắc bệnh suy nhược thần kinh, tiểu đêm, tiểu són.
Khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thích hợp để săn sá sùng. Người dân thường mang theo chiếc mai to (gần giống chiếc thuổng), có lưỡi dài và bằng. Rất nhanh và cực kỳ chính xác, họ thục mạnh lưỡi mai xuống cát, dùng lực vít cán mai để bẩy cát lên, lộ ra con sá sùng bằng ngón tay, ngắn hơn giun đất, mềm như nhộng khoai, cuộn tròn dưới nắng.
Khó nhất với người săn sá sùng là mắt phải tinh (để nhìn đúng tổ), tay phải nhanh, chân phải khỏe (để đạp mai cắm thật sâu, chặn con mồi không lẩn vào trong cát).
Có thể nói, khâu sơ chế sá sùng đòi hỏi sự công phu và vô cùng tỉ mỉ. Người ta phải lộn ngược con sá sùng ra để loại bỏ hết cát và tạp chất bên trong. Nên rửa bằng nước muối để giảm mùi tanh, đến khi sá sùng có màu trắng hồng là được.
Không chỉ là sản vật quý hiếm dùng để tiến vua, sá sùng còn được chế biến thành nhiều món ngon với hương vị đặc trưng, hấp dẫn.
Các món ngon từ sá sùng
Sá sùng - món ngon làm nên hương vị đặc trưng của phở
Phở ngon vì nước hầm xương bò và nhiều loại rau mùi khác. Nhưng bạn có biết, ở một số tỉnh thành, phở ngon hơn nhờ có sá sùng không? Sá sùng được ví như “mì chín tốt cho sức khỏe”, khi nấu cùng với phở sẽ mang lại cho nước dùng hương vị đậm đà và ngọt thanh. Để mang lại vị phở đặc trưng, không lẫn lộn, nhiều hàng phở gia truyền ở Việt Nam đã chọn sá sùng làm một gia vị không thể thiếu trong nước dùng của mình.
Cháo sá sùng
Đây là món ngon của một số vùng biển ở Việt Nam. Cháo sá sùng được nấu theo cách thức của người Tiều, tức là ăn đến nấu đến đó. Cháo sá sùng nhờ vậy mà giữ được hương vị tươi ngon trong từng nguyên liệu, đặc biệt vẫn giữ nguyên độ gia giòn sần sật của sá sùng. Cháo sá sùng thơm ngon hơn khi ăn cùng gừng sợi và một ít cải cúc trụng sơ.
Sá sùng lăn bột chiên giòn
Đây là cách chế biến đơn giản nhất của sá sùng. Sá sùng nêm chút gia vị và đem đi lăn bột chiên giòn, sẽ trở thành một món ngon bắt vị trên bàn rượu của các cánh mày râu. Sá sùng tươi đậm vị biển khi làm chín vẫn giữ nguyên độ dai giòn của phần thịt vốn có, kết hợp với cái giòn rụm của bột chiên, sẽ khiến vị giác của bạn say mê ngay từ miếng đầu tiên.
Sá sùng nướng
Giống như nhiều loại hải sản khô khác, nướng là cách chế biến đầu tiên được nghĩ đến. Nướng là cách thức chế biến sá sùng đơn giản nhất, ngon nhất. Hương vị sá sùng kết hợp với mùi lửa than hồng sẽ rất phù hợp với một ly bia mát lạnh. Sá sùng nướng chấm thêm muối ớt cay, chắc chắn sẽ trở thành một món “mồi bén” trong mọi bữa tụ tập bạn bè.
Canh sá sùng lá lốt
Ai đã từng ăn món canh này sẽ phải nhận định rằng, hương thơm của lá lốt nhất định phải đi cùng với vị ngọt của sá sùng mới tạo ra được một hương vị hoàn hảo. Húp một chút nước canh ngọt mát có vị hơi cay của ớt, ăn một miếng sá sùng ngọt dai ăn cùng cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nếu đến một số tỉnh miền Bắc, bạn sẽ dễ bắt gặp hình ảnh tô canh sá sùng lá lốt trên mâm cơm gia đình.