A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Áp dụng khoa học công ngệ trong kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ môi trường

Hiện nay, hoạt động kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống, đó là kinh tế tuyến tính, sử dụng tài nguyên tăng dần. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, để phát triển bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, không đánh đổi tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường, chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, phù hợp định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được hiểu là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”.

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích - Nhịp sống kinh  tế Việt Nam & Thế giới

Chính vì vậy, khi tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao “sức khỏe”, tạo ra sản phẩm không những đạt chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra các cơ hội kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp và nhà khoa học trong hoạt động thiết kế, tái chế, sáng tạo. Việc giải quyết các vấn đề liên quan tình trạng khan hiếm nguyên liệu, sử dụng năng lượng bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất rác thải trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn… đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp khi tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất sẽ nâng cao "sức khỏe" cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tạo ra sản phẩm không những đạt chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động khuyến khích và hỗ trợ hoạt động kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, trong các kịch bản giảm phát thải đã được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện, chuyển dịch từ nền kinh tế phụ thuộc vào nhiệt điện than sang các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện Mặt Trời, điện khí được coi là biện pháp trọng tâm của Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc nghiên cứu kịch bản với các biện pháp thu giữ carbon.

Nghị quyết số 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên bố mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề chuyển dịch nguồn năng lượng truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch.

Nhờ có quyết sách kịp thời của Chính phủ, thị trường điện năng lượng tái tạo đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt khoảng 20,7GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của thệ thống điện. Năm 2021, sản lượng điện phát từ nguồn điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 30 tỷ kWh.

Các nguồn điện năng lượng tái tạo đã hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi thiếu nguồn, phụ tải tăng cao, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Chính sách về năng lượng tái tạo cũng đã huy động hiệu quả, kịp thời nguồn tài chính thương mại trong nước, quốc tế, tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, giảm gánh nặng đầu tư nguồn diện tư ngân sách nhà nước. Đặc biệt, đối với các địa phương, phát triển năng lượng tái tạo đã góp phần khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, huy động nguồn lao động sẵn có tại địa phương và bổ sung nguồn ngân sách đáng kể cho các địa phương.


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website