A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những thông điệp đáng chú ý tại COP2

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), các nhà lãnh đạo đã đưa ra những thông điệp quan trọng, hối thúc thế giới có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ tương lai Trái đất.

Các nhà lãnh đạo thế giới đang tụ họp tại Hội nghị COP26, diễn ra từ 31/10-12/11, tại Glasgow, Scotland, Anh để cùng thảo luận và đưa ra những cam kết hành động khẩn cấp, nhằm “hạ nhiệt” một thế giới đang ấm lên nhanh chóng.

Dưới đây là trích dẫn phát biểu của lãnh đạo một số nước và các chuyên gia tại hội nghị.

Thủ tướng Anh Boris Johnson: “Nhân loại từ lâu đã để cho chiếc đồng hồ biến đổi khí hậu trôi đi mà không để ý đến hậu quả. Chiếc đồng hồ đó chỉ còn một phút nữa là điểm sang Ngày tận thế và chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Mặc dù COP26 sẽ chưa là chấm hết cho biến đổi khí hậu, nhưng nó có thể và nó phải đánh dấu sự khởi đầu của sự kết thúc.”

Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Nguồn: AP)

Thủ tướng Anh Boris Johnson: “Nhân loại từ lâu đã để cho chiếc đồng hồ biến đổi khí hậu trôi đi mà không để ý đến hậu quả. Chiếc đồng hồ đó chỉ còn một phút nữa là điểm sang Ngày tận thế và chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ... Mặc dù COP26 sẽ không thể chấm dứt biến đổi khí hậu, nhưng nó có thể và nó phải đánh dấu sự khởi đầu của sự kết thúc”.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: Nếu các cam kết không còn hiệu lực vào cuối kỳ COP này, các quốc gia phải xem xét lại các kế hoạch và chính sách về khí hậu quốc gia của họ - không phải năm năm một lần, mà là hàng năm và vào mọi thời điểm”. ‘Cơn nghiện nhiên liệu hóa thạch của chúng ta đang đẩy nhân loại đến bờ vực. Chúng ta buộc phải có sự lựa chọn rõ ràng: Hoặc là chúng ta ngăn chặn nó - hoặc nó ngăn cản chúng ta. Đã đến lúc phải nói: đủ rồi. Khoa học đã chỉ ra rõ ràng rồi. Chúng ta biết cần phải làm gì. Đầu tiên, chúng ta phải giữ nguyên mục tiêu tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C. Điều này đòi hỏi tham vọng lớn hơn về giảm thiểu những tác nhân gây hại và cần có những hành động cụ thể ngay lập tức để giảm 45% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030.”

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Nguồn: AP)

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: "Nếu các cam kết không còn hiệu lực vào cuối kỳ COP này, các nước phải xem xét lại các kế hoạch và chính sách về khí hậu quốc gia của họ - không phải 5 năm một lần, mà là hằng năm và vào mọi thời điểm.

Cơn nghiện nhiên liệu hóa thạch của chúng ta đang đẩy nhân loại đến bờ vực. Chúng ta buộc phải có sự lựa chọn rõ ràng: Hoặc là ngăn chặn nó - hoặc nó ngăn cản chúng ta. Đã đến lúc phải nói: Đủ rồi.

Khoa học đã chỉ ra rõ ràng. Chúng ta biết cần phải làm gì. Đầu tiên, chúng ta phải giữ nguyên mục tiêu tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C.

Điều này đòi hỏi tham vọng lớn hơn về giảm thiểu những tác nhân gây hại và cần có những hành động cụ thể ngay lập tức để giảm 45% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Hội nghị tại Glasgow phải là nơi khởi đầu của một thập kỷ của tham vọng và đổi mới chung để duy trì tương lai của chúng ta. Mỹ không chỉ đã trở lại bàn đàm phán, mà còn sẽ dẫn đầu làm gương. Tôi không nên xin lỗi, nhưng tôi xin lỗi vì thực tế là chính quyền trước của Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Paris và đưa chúng ta vào thế bất lợi một chút.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)

Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Hội nghị tại Glasgow phải là nơi khởi đầu cho một thập niên của tham vọng và đổi mới chung để duy trì tương lai của chúng ta".

"Mỹ không chỉ đã trở lại bàn đàm phán, mà còn sẽ dẫn đầu làm gương".

"Tôi không nên xin lỗi, nhưng tôi xin lỗi vì thực tế là chính quyền trước của Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Paris và đưa chúng ta vào thế bất lợi một chút". (Nguồn: AP)

Nhà tự nhiên học David Attenborough: “Xét cho cùng, chúng ta là những người giải quyết vấn đề vĩ đại nhất từng tồn tại trên Trái đất. Nếu hoạt động tách biệt, chúng ta là một lực lượng đủ mạnh để gây bất ổn cho hành tinh. Vậy chắc chắn rằng, khi làm việc cùng nhau, chúng ta đủ sức mạnh để cứu lấy nó”.

“Trong cuộc đời của mình, tôi đã chứng kiến một sự sa sút khủng khiếp. Nhưng ở cuộc đời của bạn, bạn có thể và nên chứng kiến một sự phục hồi tuyệt vời".

Những thông điệp đáng chú ý tại COP26

Thái tử Charles. (Nguồn: AP)

Thái tử Charles: “Chúng ta cần phải chuyển những lời nói tốt đẹp thành những hành động còn tốt hơn".

“Tôi chỉ có thể kêu gọi các quý vị, những người ra quyết định của thế giới, tìm ra những cách thiết thực nhằm vượt qua khác biệt, để tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm việc giúp giải cứu hành tinh quý giá này và cứu lấy tương lai đang bị đe dọa của thế hệ trẻ”.

Thủ tướng Barbados Mia Mottley: Liệu có thể có hòa bình và thịnh vượng nếu một phần ba thế giới sống trong sự thịnh vượng và hai phần ba sống trong cảnh thiếu thốn và đối mặt với những mối đe dọa  đầy tai họa đối với sự an toàn của chúng ta?”

Thủ tướng Barbados Mia Mottley. (Nguồn: Getty)

Thủ tướng Barbados Mia Mottley: "Liệu có thể có hòa bình và thịnh vượng nếu một phần ba thế giới sống trong sự thịnh vượng còn hai phần ba sống trong cảnh thiếu thốn và phải đối mặt với những mối đe dọa?”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: “Tôi tin rằng các quyết định được đưa ra ở Glasgow sẽ bảo vệ tương lai của các thế hệ sau này và mang lại cho họ một cuộc sống an toàn và thịnh vượng.”

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: PTI)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: “Tôi tin rằng các quyết định được đưa ra ở Glasgow sẽ bảo vệ tương lai của các thế hệ sau này, mang lại cho họ một cuộc sống an toàn và thịnh vượng".


Nguồn:Báo Quốc tế Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website