A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định tiêu chuẩn thư viện trường đại học

Thư viện cơ sở giáo dục đại học phải có đủ loại hình tài nguyên thông tin giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh, tài nguyên thông tin số phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.

Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục đại học, đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.

Dự thảo Thông tư này quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Tài nguyên thông tin; cơ sở vật chất; thiết bị chuyên dùng; hoạt động thư viện; quản lý thư viện.

Mục đích áp dụng tiêu chuẩn thư viện nhằm bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học; tăng cường hiệu quả hoạt động, trao đổi, chia sẻ tài nguyên thông tin và đồng bộ hóa hệ thống thư viện cơ sở giáo dục đại học; xác định định mức, dự toán để lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp thư viện cơ sở giáo dục đại học đã có.

Tiêu chuẩn thiết kế trường đại học theo đẳng cấp quốc tế

Thư viện cần có đủ loại hình tài nguyên thông tin

Đối với tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin, dự thảo nêu rõ: Thư viện cần có đủ loại hình tài nguyên thông tin giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh, tài nguyên thông tin số phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu học phần.

Với mỗi tên giáo trình có ít nhất 50 bản sách/1.000 sinh viên của chuyên ngành đào tạo; với mỗi tên tài liệu tham khảo có ít nhất 25 bản sách/1.000 sinh viên của chuyên ngành đào tạo. Tài nguyên thông tin số bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa với tỷ lệ 100% giáo trình, 50% tài liệu tham khảo, 100% tài liệu nội sinh.

Tổng diện tích các phòng đọc bảo đảm ít nhất 200 m2

Về cơ sở vật chất: Thư viện phải được bố trí ở vị trí thuận tiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng.

Không gian đọc bao gồm các phòng đọc và không gian mở. Tổng số chỗ trong các phòng đọc được tính tối thiểu cho 5% tổng số người sử dụng thư viện và bảo đảm định mức 2,4 m2/01 chỗ (không bao gồm không gian mở). Tùy theo lĩnh vực đào tạo của từng cơ sở giáo dục đại học để bố trí các phòng đọc và số chỗ ngồi hợp lý trong từng phòng đọc, nhưng tổng diện tích các phòng đọc bảo đảm ít nhất 200 m2.

Khu vực tra cứu là nơi để người sử dụng thư viện tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc tài nguyên thông tin; được bố trí phòng riêng hoặc kết hợp trong các phòng đọc.

Khu vực mượn trả là nơi để người sử dụng thư viện mượn trả tài nguyên thông tin; được bố trí ở vị trí thuận lợi cho hoạt động mượn trả tài nguyên thông tin.

Về thiết bị chuyên dùng: Có đủ thiết bị chuyên dùng bảo đảm các hoạt động thư viện, bao gồm tủ, kệ, giá sách, bàn, ghế cho người sử dụng thư viện; bàn, ghế, tủ cho người làm công tác thư viện; quầy thông tin; thiết bị tra cứu tài nguyên thông tin; máy tính kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy scan, hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, các phương tiện nghe nhìn, các thiết bị an ninh và các thiết bị công nghệ thư viện khác tại các khu vực chức năng của thư viện…

Các thư viện cơ sở giáo dục đại học liên thông với nhau trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin dùng chung; hợp tác trên cơ sở thỏa thuận giữa các thư viện, bảo đảm thống nhất quy trình nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên thông tin; tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định liên quan của pháp luật;


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website