A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính phủ Hoàng gia Campuchia dừng cấp đất tô nhượng làm kinh tế

Ngày 7/5/2012, Samdech Akka Moha Sena Peiday Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã ra Chỉ thị ngừng cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các Công ty tư nhân và kêu gọi các cơ quan chức năng quản lý tất cả diện tích đất tô nhượng đã cấp.

Việc Thủ tướng Hun Sen ký Chỉ thị ngừng cấp đất tô nhượng làm kinh tế (xem tại đây) được thực hiện sau khi Hội đồng Bộ trưởng Campuchia họp ngày 27/4/2012. Tuyên bố yêu cầu các Bộ, ngành, chính quyền liên quan thực hiện nghiêm chỉnh tuyên bố của Thủ tướng kể từ ngày 7/5/2012.

Chỉ thị nêu rõ, đối với các công ty đã được Chính phủ cho phép, nhưng không triển khai theo thỏa thuận trong diện tích đất được cấp, mà lại thực hiện hành động chặt cây rừng, kinh doanh lấn chiếm đất, bán một phần đất tô nhượng, thăm dò tìm kiếm khoáng sản trái phép hoặc lấn chiếm đất của dân và cộng đồng cơ sở thì Chính phủ sẽ tịch thu diện tích đất tô nhượng làm kinh tế đó.

Đối với các Công ty nhận giấy phép đất tô nhượng làm kinh tế trước ngày Chính phủ ký Chỉ thị này thì vẫn thực hiện theo luật định và các điều khoản trong Hợp đồng đã ký với Chính phủ.

Từ năm 1992 khi Chính phủ Campuchia chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường tư do, Chính phủ đã thực hiện chính sách giao đất tô nhượng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cho các Công ty tư nhân trong và ngoài nước thuê để phát triển trồng cây công nông nghiệp như cao su, mía đường .v.v..với thời hạn 70 năm. Tính đến hết năm 2011, Campuchia đã trồng được 210.000 ha cây cao su, trong đó có hơn một nửa là Chính phủ cấp đất tô nhượng kinh tế cho các công ty nước ngoài, vượt so với mục tiêu đề ra là 150.000 ha mà Chính phủ Campuchia đề ra vào năm 2015. Về diện tích trồng cây cao su của Campuchia đến 2020: Chính phủ Campuchia sẽ cho phép tăng diện tích trồng cây cao su từ 100.000 ha hiện nay lên đến 300.000 ha vào năm 2020. Chính phủ Campuchia đánh giá: Cây cao su là một cây công nghiệp cho lợi nhuận lớn và lại khai thác được trong thời gian dài.

Hiện Việt Nam có hơn 14 Công ty sang Campuchia đầu tư trong lĩnh vực trông cây công nông nghiệp như trồng cao su, mía đường v.v..với diện tích đất tô nhượng khoảng gần 100.000 ha tại các tỉnh Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie, Kampongcham, Stungtreng, Kampongspư, Kampốt, v.v...

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website