A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhìn lại kinh tế thương mại Châu Phi năm 2011 và dự báo năm 2012

Trong năm 2010 tỷ lệ tăng trưởng trung bình của châu Phi lên tới 4,9%, nhưng do các sự kiện chính trị ở Bắc Phi, tăng trưởng của Châu lục này bị chậm lại và chỉ đạt 3,7% trong năm 2011. Dự báo nếu không có biến động lớn xảy ra trong thời gian tới, tốc độ tăng trưởng trung bình của châu Phi sẽ tăng lên 5,8% trong năm 2012.

Sự phục hồi của kinh tế châu Phi trong năm 2010 và 2011 được ghi nhận chủ yếu do khối lượng xuất khẩu và giá cả hàng hóa. Trong năm 2010, xuất khẩu thực tăng 3,1% sau khi giảm 2,5% trong năm 2009. Xuất khẩu có thể vẫn là một công cụ quan trọng của tăng trưởng, nhưng nhu cầu nội địa cũng tăng cao ở nhiều nước. Một số nước giàu tài nguyên như Botswana, Algeria, Chad, Gabon và Nigeria, sử dụng nguồn thu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên hỗ trợ chi tiêu của chính phủ về đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công. Nhiều nước cũng đôi khi sử dụng các khoản thu bổ sung từ tài nguyên làm công cụ kích cầu trong nước. Tại một số quốc gia như Cameroon, Kenya, Nam Phi, Senegal và Tanzania, nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tăng cao. Tuy nhiên, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đã hạn chế tiêu dùng cá nhân ở nhiều nước. Hơn nữa, kiều hối về châu Phi không tăng trong năm 2011 do sự bất ổn về chính trị ở Libya và Côte d'Ivoire đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiều hối của người lao động tại các nước láng giềng.

Về phía cung, kinh tế Châu Phi tăng trưởng do tăng trưởng trong một số lĩnh vực, tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các nước. Đối với các nước giàu tài nguyên, khu vực khai thác mỏ đã một lần nữa trở thành động lực chính của tăng trưởng, cũng như ở một số nước có các mỏ dầu mới đi vào vào khai thác. Ở các nước sử dụng lợi nhuận xuất khẩu vào đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành xây dựng đang gia tăng nhanh chóng.

Ở nhiều nước châu Phi, nông nghiệp vẫn chiếm vài trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Lĩnh vực này đóng góp đến 40% GDP hoặc cao hơn ở các nước Burundi, CH Trung Phi, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Guinea Bissau, Niger, Liberia, Sierra Leone và Togo, và khoảng 20% đến 40% ở Benin, Burkina Faso, Cameroon,Chad, Côte d'Ivoire, Guinea, Ghana, Kenya, Madagascar, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania, Sudan, Uganda và Zambia. Tại hầu hết các nước châu Phi, hoạt động nông nghiệp đã có những kết quả tốt trong năm 2011 do điều kiện thời tiết thuận lợi. Điều này cũng giúp giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi từ giá lương thực toàn cầu tăng cao. Tuy nhiên, ở một số nước, sản xuất nông nghiệp phải chịu đựng thời tiết bất lợi, như hạn hán ở Tunisia, Benin và lũ lụt ở Uganda. Trong điều kiện thời tiết bình thường, sản xuất nông nghiệp của châu Phi dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, nông nghiệp rất dễ bị tổn thương thay đổi bất thường của thiên nhiên.

Lĩnh vực dịch vụ cũng là một đóng góp quan trọng vào tăng trưởng châu Phi. Ở nhiều nước, chẳng hạn như ở Nam Phi (do có giải World Cup), Botswana, Mauritius, Morocco, Seychelles, Tanzania, Ai Cập và Tunisia, du lịch lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, ngành du lịch của Ai Cập và Tunisia suy giảm trong năm 2011 do tình hình an ninh và biến động chính trị.

Các lĩnh vực dịch vụ khác, như thương mại, vận tải, dịch vụ tài chính và bất động sản, cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của Châu Phi. Hơn nữa, việc áp dụng nhiều công nghệ mới, như điện thoại di động và máy tính, tiếp tục đẩy mạnh số lượng và chất lượng dịch vụ. Trong khi ở hầu hết các nước châu Phi, việc tiếp cận thông tin và công nghệ thông tin (ICT) là rất thấp, vì vậy nhiều nước đang thúc đẩy áp dụng công nghệ thông tin, giúp nâng cao tiềm năng tăng trưởng của châu Phi.

So với các nước đang phát triển ở châu Á, lĩnh vực sản xuất của châu Phi tiếp tục tụt hậu phía sau. Ở nhiều nước châu Phi, đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào GDP chỉ khoảng 10% hoặc ít hơn. Ở Cameroon, Côte d'Ivoire, Ai Cập, Lesotho, Madagascar, Mauritius, Morocco, Namibia, Nam Phi, Tunisia và Zimbabwe lĩnh vực sản xuất chiếm 15 đến 20% GDP. Có một số lý do làm cho các hoạt động công nghiệp tương đối yếu ở châu Phi như cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu điện, nước và sử dụng nhiều rào cản kỹ thuật ở nhiều nước. Doanh nghiệp sản xuất của châu Phi cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước mới nổi như Trung Quốc. Hơn nữa, tại các nước giàu tài nguyên, sức cạnh tranh của các ngành phi mỏ bị suy yếu nếu xuất khẩu hàng hóa làm tăng tỷ giá hối đoái thực tế so với các đối thủ cạnh tranh của họ (một hiệu ứng được gọi là bệnh Hà Lan).

Các nước giàu tài nguyên đang cố gắng để ngăn chặn sự định giá đồng tiền cao quá mức bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối và tích lũy dự trữ ngoại hối, chính sách cũng đã bị chỉ trích. Sử dụng nhanh các khoản dự phòng tài chính chi tiêu xã hội và tiêu thụ có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Dự trữ nước ngoài quá nhiều thay vì có thể được sử dụng để tài trợ nhập khẩu hàng hoá vốn và chi tiêu khác, giúp nâng cao tiềm năng tăng trưởng.

Một số quốc gia giàu tài nguyên đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế của họ bằng cách kích thích các ngành phi mỏ. Ví dụ Zambia thiết lập các khu kinh tế và Botswana đang thực hiện Chương trình Đa dạng hóa kinh tế (EDD), ủng hộ mua sắm công từ các nhà sản xuất địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ.

Ở Nam Phi, sản xuất bị ảnh hưởng trong năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Sản xuất phục hồi trong năm 2010 và tiếp tục duy trì trong năm 2011, mặc dù nó vẫn chưa đạt mức trước khủng hoảng. Sản xuất công nghiệp của Nam Phi tiếp tục bị cản trở bởi những hạn chế về cấu trúc, như hạn chế về cơ sở hạ tầng, tăng trưởng tương đối yếu tại các thị trường xuất khẩu ở châu Âu và tỷ giá đồng rand cao. Lĩnh vực sản xuất của Ai Cập, cũng bị suy giảm trong cuộc suy thoái toàn cầu, hồi phục trong năm 2010 do tăng trưởng xuất khẩu tuy nhiên lại bị ảnh hưởng mạnh do những biến cố chính trị xảy ra đầu năm 2011. Lĩnh vực sản xuất của Lesotho, hàng dệt và quần áo chiếm ưu thế, cũng giảm trong năm 2009 và hồi phục dần trong năm 2010. Kể từ đỉnh cao vào năm 2004, ngành dệt may nước này đã cắt giảm nhân công đáng kể và tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty châu Á. Tại Namibia, tăng trưởng trong sản xuất chế biến cá và các thực phẩm khác là động lực chính. Hoạt động này vẫn kiên cường trong cuộc khủng hoảng toàn cầu và tiếp tục trong năm 2010 và 2011.

Với dân số châu Phi tăng trưởng trên 2%, GDP bình quân đầu người tăng trung bình 1,4% trong năm 2011 và dự kiến đạt 3,5% trong năm 2012, sau khi chỉ đạt ít hơn 1% trong năm 2009. Mặc dù tăng trưởng bình quân đầu người có kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ nghèo đói trong năm 2011 không có nhiều tiến triển. Thu nhập bình quân đầu người quá thấp ở nhiều nước, đặc biệt là ở các quốc gia bị ảnh hưởng do phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và năng lượng như ở các nước nghèo tài nguyên, trong khi nước giàu tài nguyên được hưởng lợi từ xuất khẩu.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website