A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Lan triển khai chương trình tiêm chủng cho công nhân

Chính phủ Thái Lan quyết định triển khai thử nghiệm mô hình bảo vệ nhà máy với tên gọi “Factory Sandbox” bao gồm kiểm tra, tiêm vắc-xin và cách ly công nhân nhằm hạn chế gián đoạn đối với ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất xe ô-tô, điện tử, thiết bị thực phẩm và y tế.

Chương trình “Factory Sandbox” đặt mục tiêu bảo vệ 3 triệu việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất – nhóm đóng góp 700 tỉ Bạt (khoảng 21 tỉ USD) vào tổng sản phẩm quốc nội.

Chương trình tập trung vào các nhà máy có ít nhất 500 công nhân, tạo niềm tin cho nhà đầu tư Thái và nước ngoài giữa bối cảnh chuỗi cung ứng tại các quốc gia cạnh tranh đang tạm gián đoạn. Kinh ngạch xuất khẩu của Thái Lan tăng trưởng 27,5% trong Quý II/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điểm sáng trong phục hồi kinh tế giữa thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thái Lan cũng phải đối mặt với đợt dịch Covid 19 tồi tệ nhất với hơn 500 cụm lây nhiễm phát hiện tại các nhà máy. Mức độ ảnh hưởng nặng nề của chủng Delta cũng khiến nhiều nhà máy dừng hoạt động và xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung trong chuỗi cung ứng.

Thái Lan lần thứ 3 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021

Chính phủ Thái Lan vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 0,7-1,2% so với dự báo 1,5-2,5% đưa ra hồi tháng 05/2021, 2,5-3,5% đưa ra hồi tháng 02/2021 và 3,5-4,5% đưa ra hồi tháng 11/2020. Nguyên nhân do ảnh hưởng nặng nề, ngoài ý muốn của đợt dịch Covid-19 mới nhất bùng phát từ tháng 04/2021 khiến các hoạt động sản xuất và kinh doanh bị đình trệ.

Mức dự báo được đưa ra ở biên độ 0,7-1%-1,2%. Trong trường hợp dịch Covid-19 không được kiểm soát trong quý III/2021 và lockdown không được gỡ bỏ trong quý IV/2021, kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 0,7% năm nay. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu tăng trưởng tốt cùng chi tiêu công, đầu tư tư nhân gia tăng, kinh tế Thái Lan có thể tăng trưởng 1% trong năm nay. Trong khi để đạt tăng trưởng 1,2%, Chính phủ cần kiểm soát tốt dịch cúm Covid-19 trong quý III/2021, gỡ bỏ các biện pháp hạn chế, duy trì tăng trưởng xuất khẩu tốt trong thời gian tới.

Các chuyên gia nhận định những yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bao gồm chủng virus mới lây nhiễm nhanh, sự chậm trễ trong việc phân phối vắc-xin, tính hiệu quả của vắc-xin hiện tại để chữa trị những chủng mới của virus Covid-19.

Xuất khẩu nhãn của Thái Lan qua Trung Quốc được nối lại

Trung Quốc vừa cho phép 56 doanh nghiệp đóng gói của Thái Lan được xuất khẩu nhãn trở lại sau lệnh cấm ngày 13/08. Điều kiện xuất khẩu yêu cầu nhãn đạt tỉ lệ nhiễm sâu bệnh thấp. Lệnh cấm nhập khẩu được đưa ra vào ngày thứ Sáu (13/08) trước đó sau khi nhãn xuất xứ từ Thái Lan bị phát hiện chứa rệp sáp.

56 doanh nghiệp trên thuộc danh sách 75 doanh nghiệp đóng gói và phân loại đã bị cấm trước đó trong tháng 08/2021. 09 doanh nghiệp thuộc danh sách này đã bị cấm từ tháng 03/2021. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm, doanh nghiệp còn lại được phép tiếp tục xuất khẩu nhãn qua Trung Quốc trong thời gian tới nếu chứng minh được việc sử dụng các biện pháp hiệu quả để sàng lọc dịch hại đối với lô hàng xuất khẩu.


Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website