An Giang: Tích cực đưa hàng Việt về nông thôn, người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng thương hiệu Việt
Ngày 29/3, tại huyện Tịnh Biên, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã phối hợp với Sở Công Thương An Giang tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình “100 chuyến hàng Việt về nông thôn” trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư; Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang Nguyễn Minh Hùng; Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương Lê Việt Nga; Phó Trưởng ban Công tác phía Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thanh Tuyền.
Theo Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng, việc người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, đó chính là hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và là nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người tiêu dùng định hướng lựa chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh chủ động nghiên cứu thông tin thị trường; đổi mới, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ…, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Qua đó, phát huy được sức mạnh chính quyền và doanh nghiệp để tổ chức các hội chợ, các chuyến hàng Việt về vùng nông thôn, với những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, chủng loại..., tại khu vực nông thôn, giúp cho người dân tiếp cận được sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đề xuất những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận với những dự án lớn; khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển mạng lưới bán lẻ, nhất là ở vùng có nhiều khó khăn. Đồng thời, có biện pháp kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, lãng phí trong chi tiêu. Đặc biệt, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả...
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một chủ trương lớn của Đảng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Qua 14 năm triển khai thực hiện (từ năm 2009 - 2023), cuộc vận động đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, ưu tiên sử dụng háng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tại An Giang, cuộc vận động bước đầu làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người tiêu dùng, góp phần thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng Việt. Những chuyến đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ, với hàng hóa phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và xuất xứ rõ ràng, giúp người tiêu dùng trong tỉnh ngày càng tin tưởng, ưa chuộng sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Đặc biệt, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người tiêu dùng định hướng lựa chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh chủ động nghiên cứu thông tin thị trường; đổi mới, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ… đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Phát huy được sức mạnh chính quyền và doanh nghiệp để tổ chức các hội chợ, các chuyến hàng Việt về vùng nông thôn, với những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, chủng loại... tại khu vực nông thôn, giúp cho người dân tiếp cận được sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh, khi mua sắm tài sản công, cần ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đề xuất những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận với những dự án lớn; khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển mạng lưới bán lẻ, nhất là ở vùng có nhiều khó khăn; có biện pháp kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, lãng phí trong chi tiêu; lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả...
Tiếp nối thành công của Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, năm 2023, Sở Công Thương cùng với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang và Siêu thị Tứ Sơn sẽ tổ chức Chương trình “100 chuyến hàng Việt về nông thôn” trên địa bàn tỉnh, với mục đích tiếp tục tạo điều kiện cho người dân nông thôn được tiếp cận với các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất đảm bảo chất lượng, có giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, điểm mới của chương trình năm nay là các chuyến hàng có thêm một số sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của các địa phương…