A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển (sản phẩm của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn. Do đó, sử dụng phân bón Văn Điển thực sự là giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm, đất đồi núi miền Bắc bị trôi khoảng 1cm đất mặt, nghĩa là mỗi ha đất mất đi trên 100 khối đất, tương đương 100 tấn đất màu mỡ. Hơn thế, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hiện tượng phá rừng, canh tác chưa tuân theo đường đồng mức, thiếu phân hữu cơ, đặc biệt là thói quen sử dụng các loại phân gốc chua, phân tan nhanh… đã vô tình khiến quá trình thoái hóa đất ngày càng mạnh.     

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Song hiện nay việc sử dụng phân bón của nông dân còn rất nhiều bất cập như việc chưa biết lựa chọn phân bón phù hợp với đất đai và cây trồng; nông dân chủ yếu sử dụng phân hóa học, dùng nhiều loại phân bón tan nhanh, kỹ thuật bón không đúng cách, bón phân không cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung - vi lượng... gây ra sự lãng phí rất lớn.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS), tính trung bình tỷ lệ thất thoát phân bón ở nước ta chiếm tới 50%, Đó là chưa kể, lượng phân bón sử dụng quá nhu cầu của cây trồng làm tăng nguy cơ dịch bệnh, từ đó phải sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn. Ngoài ra, lãng phí phân bón còn làm giảm chất lượng nông sản, gây ra suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính.

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.

Theo quan niệm mới, sản xuất nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ là không được dùng thái quá hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen… mà là ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên. Công nghệ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng, vừa duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa không để lại dư lượng độc hại trong nông sản, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Phân bón Văn Điển hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sản xuất rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ…: cung cấp dinh dưỡng từng thời kỳ theo nhu cầu của cây. Rau và màu được bón phân đa yếu tố NPK - là phân nung chảy Văn Điểu phối hợp với đạm, kali theo những tỷ lệ thích hợp đối với từng loại cây; không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; mà còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ, giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây cũng là chìa khóa cho sản xuất nông nghiệp nước ta, đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, an toàn cho đất, sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và tự tin chinh phục thị trường.

Phân lân Văn Điển được sản xuất bằng công nghệ nhiệt nung - phân giải quặng apatit và các loại khoáng như sà vân, sa thạch mang các chất trung vi lượng tự nhiên ở nhiệt độ cao 1.450 - 1.500oC rồi làm lạnh đột ngột, biến chất lân và khoáng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Đây là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19% còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%) để khử chua ém phèn, khử độc đất.

Chất magie (MgO 15-18%) để tăng diệp lục cho lá và cấu tạo nên các Enzim sinh hóa trong cây, chất si-lic (SiO2 24-32%) vừa giúp cải thiện độ tơi xốp đất, vừa giúp cứng cây, dày lá, chống mất nước, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh.

Ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như đồng, co ban, mô líp đen, bo… rất cần thiết cho cây trồng, tổng thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tới 97 - 98%.

Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên đây là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng. Tác dụng khử chua và khả năng khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ.

Tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%

Phân không tan trong nước nên hiệu quả sử dụng đến 95-97% là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng  phát triển; đồng thời phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.

Do chậm tan, cây sử dụng được hết không để lại chất độc hại tồn dư trong đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và lớp đất canh tác, là loại phân thân thiện với môi trường; đặc biệt, nếu bón vào đất với lượng cao hơn nhu cầu cây trồng cũng không gây hiện tượng phú dưỡng, các chất dinh dưỡng sẽ được cây sử dụng dần trong cả quá trình sinh trưởng, phân còn dư sẽ được bảo tồn trong đất dành lại cho các vụ sau.

Tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển độ PH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn.

Do vậy, khi sử dụng phân nung chảy Văn Điển và các loại phân ĐYT NPK được sản xuất từ phân nung chảy Văn Điển không phải bón thêm vôi. Trong vài năm sẽ làm thay đổi lý, hóa tính đất theo hướng có lợi cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Sử dụng phân bón Văn Điển thực sự là giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bền vững.


Tác giả: Hồng Hạnh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website