A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Còn nhiều rào cản để hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU

Mới đây nhất, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua luật mới cấm nhập khẩu các hàng hóa bị cho là liên quan hoạt động phá rừng, nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Đây sẽ là một trong nhiều rào cản để hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU.

Theo đó, luật mới sẽ được áp dụng với các sản phẩm cà phê, ca cao, đậu nành, gỗ xẻ, dầu cọ, thịt gia súc, cao su... và các sản phẩm phái sinh từ các nước trên thế giới. Các sản phẩm thuộc nhóm này nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.

Một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU sẽ hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu kinh tế thông qua 5 công  cụ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Đồng thời, Luật thẩm định chuỗi cung ứng cũng là một trong số quy định cần chú ý tại EU. Luật này bắt buộc các công ty quản lý chặt chẽ các tác động về môi trường trong cả sản xuất, kinh doanh. Đây là những thách thức lớn, để được hưởng ưu đãi từ EVFTA ngoài các điều kiện cơ bản như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng thì những quy định này cũng buộc doanh nghiệp phải đáp ứng.

Trước thực tế đó, để tận dụng hiệu quả lợi thế về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, đồng thời vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường này, ông Lăng cho rằng doanh nghiệp, người sản xuất cần tiếp tục thay đổi các phương thức sản xuất xuất xanh, bền vững để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt.

Đặc biệt với các mặt hàng nông sản, doanh nghiệp cần phải nắm chắc về quy tắc xuất xứ, xem các thành phần và áp dụng quy tắc xuất xứ nào trong sản phẩm xuất khẩu của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh.

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản. Dù là thị trường khó tính, yêu cầu cao, nhưng nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), con đường đưa hàng Việt Nam vào EU đã thuận lợi hơn trước.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, qua 3 năm thực thi EVFTA (1/8/2020-1/8/2023), Việt Nam đã xuất sang EU gần 128 tỷ USD hàng hóa. EU là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Nhờ EVFTA, Việt Nam đã vươn lên thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN và đứng thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU. Đồng thời, EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đặc biệt, mặt hàng gạo, vốn không phải mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang EU nhưng cũng có kim ngạch tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Theo cam kết tại EVFTA, EU dành hạn ngạch 80.000 tấn gạo được hưởng mức thuế quan ưu đãi cho Việt Nam mỗi năm. Năm 2022, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã vượt hạn ngạch, đạt tới 94.510 tấn.

Theo giới chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam có thể thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng hàng hóa phục vụ cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Có thể sử dụng phương thức này để kiểm nghiệm sản phẩm tại chính thị trường Việt Nam. Nếu sản phẩm được chấp nhận, doanh nghiệp có thể tiệm cận dần tới xuất khẩu. Trải nghiệm của người nước ngoài tại Việt Nam rất quan trọng, bởi họ có thể cung cấp hành vi, thái độ mua hàng và cả văn hóa của người mua hàng, giúp doanh nghiệp Việt Nam có dữ liệu cơ bản để nghiên cứu trước khi bước ra thị trường lớn.


Tác giả: An Bình (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website