A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông sản Việt Nam một năm hái quả ngọt từ Hiệp định EVFTA

Với 27 nước thành viên và kim ngạch nhập khẩu hàng năm đạt gần 2.000 tỷ USD, trong đó nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,3%, EU là thị trường có dung lượng nhập khẩu nông sản rất cao.

Việt Nam đã xuất khẩu nông sản tới hầu hết thành viên của EU, trong đó thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan. Mặc dù vậy, thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn nhỏ, hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp. Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các mặt hàng nông sản của các nước ở Châu Á, đặc biệt với hai thị trường nông sản lớn là Thái Lan và Trung Quốc. Sau hơn 01 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm được ưu đãi từ EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn.

Trong thời điểm cuối năm 2021 đầu năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Có thể nói, EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt Nam, đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp.

Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng và ban hành Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam, số thứ tư, Quý IV năm 2021 về Ngành hàng Nông sản .

Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam Quý IV năm 2021 dành thời lượng để đánh giá chi tiết về xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau hơn 1 năm thực thi EVFTA, đánh giá những thị trường tăng trưởng tốt, những mặt hàng đã tận dụng được lợi thế và xác định những khó khăn, thách thức, những giải pháp và lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng và ban hành Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam, số thứ tư, Quý IV năm 2021 về Ngành hàng Nông sản .

Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam được xây dựng với mục tiêu đánh giá tình hình thực thi, kết quả tận dụng EVFTA đối với thương mại Việt Nam. Chuyên san ban hành mỗi quý sẽ đánh giá tác động của EVFTA đối với từng ngành hàng xuất khẩu trọng điểm. 

Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam số Quý IV/2021 đánh giá tác động đối với nhóm hàng Nông sản (với những mặt hàng chủ yếu là cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo, chè), nhóm hàng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tích cực sau khi EVFTA có hiệu lực, và thực tế, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU đã phục hồi rõ rệt trong 11 tháng năm 2021, bất chấp dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Sau hơn 01 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm được ưu đãi từ EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn.

Trong thời điểm cuối năm 2021 đầu năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu tâm đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ và phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt, thúc đẩy xuất khẩu bền vững sang EU.  


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website