A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn biến thị trường, đặc thù mùa nông sản của một số địa phương

Đợt dịch COVID- 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật nên mặt hàng nông sản của Việt Nam cần các giải pháp căn cơ, đồng bộ, vừa đảm bảo đầu ra, vừa giữ vững được giá trị thương hiệu.

Theo thống kê của Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, trong tình hình dịch Covid-19 ở trong nước đang diễn biến nhanh, phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng nông sản đang gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa đang ở mức thấp, đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.  Hiện tại nhiều địa phương đang vào mùa vụ thu hoạch của nhiều loại hoa quả, trái cây, trong đó có mặt hàng Vải thiều của tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Nhãn, Xoài của Sơn La...

Tại tỉnh Đồng Tháp

Hiện tại, một số loại nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang tồn đọng với số lượng lớn. Trong đó, sản phẩm khoai lang tím nhật đang tồn đọng với sản lượng 8.494 tấn do chủ yếu thương lái không thu mua hoặc thu mua rất ít. Trong thời gian tới, một số sản phẩm sẽ vào vụ thu hoạch như: ớt với sản lượng thu hoạch đến cuối vụ ước đạt 32.145 tấn; cá tra, basa với sản lượng ước đạt 184.587 tấn; lúa với sản lượng ước đạt 1.514.900 tấn...

Công dụng của khoai lang tím, giá thành, các món ăn ngon từ khoai lang tím

Tại tỉnh Đắk Lắk

Một số hợp đồng xuất khẩu nông sản bị hủy hoặc tạm ngừng với đối tác nước ngoài và một số nước nhập khẩu nông sản có yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, hiện nay năng lực xét nghiệm của tỉnh chưa đáp ứng đủ, kịp thời. Đồng thời chưa có quy chuẩn, quy trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa thống nhất bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19 trong sản xuất, thu hoạch, bao gói, vận chuyển nông, lâm thủy sản.

Các loại xoài phổ biến, cách chọn mua xoài giòn ngon chất lượng

Ngoài khó khăn như nêu ở trên, một số trái cây giảm giá trong thời gian dài đặc biệt là Xoài giảm giá mạnh, Bơ Boot trái vụ đã rớt giá mạnh, trước đây trung bình khoảng 30.000 đồng/kg, trong vụ vừa qua có thời điểm xuống còn 6.000 đồng/kg, nguyên nhân giảm là do cung vượt cầu, thiếu nhà máy chế biến sâu; cây dứa, trước đây giá bán xô khoảng 10.000 đồng - 12.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện nay giá xuống thấp còn khoảng 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, người dân hạn chế tiêu dùng, việc vận chuyển tiêu thụ khó khăn…cung vượt cầu trong bối cảnh hiện tại.

Tại tỉnh Long An

Giá cả các mặt hàng nông sản của tỉnh tương đối ổn định mặc dù giá không cao nhưng bà con nông dân vẫn có lợi nhuận. Từ đầu tháng 5 đến nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đây cũng là mùa thu hoạch rộ của các loại trái cây Việt Nam nên các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh giá rất thấp.

Giá một số mặt hàng nông sản hiện nay:

+ Thanh Long: Giá mua thanh long ruột đỏ tại kho xuất đi khoảng từ 9.000-15.000 đồng/kg tùy loại 2, 3; giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng tại kho tại khoảng 9.000-12.000 đồng/kg, tại vườn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg (Chi phí sơ chế và bảo quản cao nên có sự chênh lệch giữa giá mua và giá xuất). Kênh tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, hệ thống phân phối ít so với sản lượng sản xuất.

+ Chanh: Giá mua khoảng 5.000 - 6.500 đ/kg; giá xuất khẩu bình quân 8.000 đồng/kg. Thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc, Singapore, Trung Đông, Dubai….

+ Dưa hấu: Giá thu mua tại ruộng khoảng 4.000-5.000 đồng/kg chưa phân loại, giá thu mua tại kho giao động từ 4.000-6.000 đồng/kg theo loại. Đối với dưa hấu hiện nay chủ yếu tiêu thụ trong nước thị trường chủ yếu là Tp. HCM và Hà Nội.

Từ 1/7/2021, Thành phố Hồ chí Minh áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển, doanh nghiệp khai tại Hải quan TP.HCM chi phí bằng 1/2 so với doanh nghiệp khai Hải quan tại các tỉnh khác (khai tại Hải quan TP.HCM chỉ đóng phí hạ tầng 250 ngàn đồng, còn khai tại tỉnh, thành phố khác 500 ngàn đồng), việc này có thể ảnh hưởng đến quá tải đối với Hải quan TP.HCM khi doanh nghiệp muốn giảm chi phí vận chuyển.

Dưa Hấu (cách trồng, chăm sóc và tác dụng của dưa hấu) - AZ Farming

Tại tỉnh Quảng Ngãi

- Dưa hấu: Hiện nay, đang trong thời điểm thu hoạch, các giống Dưa hấu được trồng như An Tiêm, Hắc Mỹ Nhân, Hắc Long, Hồng Lương, với giá bán dao động từ 4.500 - 7.000 đồng/kg, ổn định và có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nhìn chung giá cả vẫn còn rất thấp so với cùng kỳ năm 2019.

Dưa hấu đến nay đã thu hoạch 1.099,2 ha, năng suất bình quân 26,9 tấn/ha, sản lượng 29.568,5 tấn; ước còn lại đến cuối vụ diện tích 288,8 ha với năng suất bình quân là 26,9 tấn/ha với sản lượng  7.681,5 tấn cần tiêu thụ (huyện Bình Sơn, Mộ Đức).

- Ớt: Hiện nay, ớt đang vào mùa thu hoạch cuối mùa của đợt 1. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, giá bán hiện tại từ 3.000-4.000 đồng/kg, giá giảm từ 23.000-27.000 đồng/kg so với đầu mùa, và giảm giá mạnh so với cùng kỳ những năm trước, khiến nhiều người dân ở các huyện trồng ớt nhiều như thành phố Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn lao đao.

Tại tỉnh Trà Vinh

Một số sản phẩm nông sản bị ảnh hưởng, rớt giá, tiêu thụ chậm, đang bị tồn đọng người sản xuất không có lời, bị thua lỗ, như: Bưởi, xoài, ổi, cá lóc, tôm thẻ chân trắng, cụ thể:

- Bưởi: Diện tích trồng 1.957 ha, diện tích cho trái 1.505 ha, sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay 4.000 tấn.

- Xoài: Diện tích trồng 1.563 ha, diện tích cho trái 1.388 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 4.500 tấn.

- Ổi: Diện tích trồng 286 ha, diện tích cho trái khoảng 200 ha, sản lượng thu hoạch 2.300 tấn.

- Cá lóc: Diện tích thả nuôi từ tháng 8/2020 đến nay 446 ha, trong đó, diện tích đến kỳ thu hoạch khoảng 236 ha, sản lượng thu hoạch được trên 16.400 tấn. Ước sản lượng đến kỳ thu hoạch còn lại khoảng 10.000 tấn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiêu thụ chậm.

- Tôm thẻ: Đã thả nuôi 3.289 ha, sản lượng thu hoạch 16.806 tấn. Ước sản lượng đến kỳ thu hoạch 4.500 tấn. Hiện tại giá thu mua đang giảm mạnh, nên tiêu thụ chậm, một số nơi của huyện thương lái không thông báo giá.

Tại tỉnh Hà Tĩnh

Một số mặt hàng nông sản (như lúa, ớt...) đến mùa thu hoạch thương lái ở các tỉnh phía Bắc không thu mua được khiến giá ớt liên tục giảm, một số mặt hàng khó vận chuyển ra khỏi vùng dịch, lượng thương lái thu mua ít so với các năm trước.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho sản phẩm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu khó khăn, sức tiêu thụ chậm, giá bán một số mặt hàng giảm như giá tôm hiện đã giảm 10 - 15% so với năm 2019 và giảm 20% so với tháng 2/2021…, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý tái đầu tư sản xuất nuôi trồng.

Từ đầu năm 2021 đến nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp (nhất là dịch tả lợn Châu phi, bệnh viêm da nổi cục trâu, bò) gây ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất và làm tăng chi phí phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi, sản lượng tiêu thụ một số sản phẩm chăn nuôi giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Do tác động của dịch bệnh Covid 19, các nước hạn chế nhập khẩu gỗ dăm (như Trung Quốc, Nhật Bản…) nên hoạt động xuất khẩu dăm gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ gặp khó khăn, các nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản gặp khó khăn trong sản xuất, sản lượng sản xuất giảm (chỉ hoạt động khoảng 70-80% công suất), ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm của người lao động và thu nhập của người trồng rừng.

Tên các loại ớt ở Việt Nam, nhiều loại độc đáo có thể bạn chưa biết

Tại tỉnh Kon Tum

Sản xuất nông nghiệp tỉnh Kon Tum chịu nhiều yếu tố bất lợi, gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên và trên diện rộng (dịch Lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò (bệnh mới)). Không tiêu thụ được sản phẩm cà phê tại thị trường nội địa, sản lượng tiêu thụ giảm 80% so với mức tiêu thụ trước khi dịch bệnh xảy ra; không xuất khẩu được sản phẩm cà phê đến các nước khác; sản lượng tiêu thụ cà phê bột, trà hòa tan,… tại thị trường trong nước giảm 80-85%; sản lượng tiêu thụ cà phê nhân tại thị trường trong nước giảm 30% so với mức tiêu thụ trước khi dịch bệnh xảy ra. Lượng hàng mủ cao su tồn kho còn cao, khoảng 1.500 tấn (do dịch Covid-19 không xuất bán được).

Từ đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã triển khai các chương trình thúc đẩy tiêu thụ nông sản các tỉnh Sơn La, Bến Tre, Hải Dương qua thương mại điện tử và mang lại hiệu quả tích cực. Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp cùng 6 sàn thương mại điện tử lớn, gồm: Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Lazada triển khai những phương án thu mua, vận chuyển logistics, thương mại điện tử và chuẩn bị các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Việc kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số một trong những giải pháp hiệu quả, tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0…


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website