A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rà soát kỹ từng khâu trong giải ngân vốn đầu tư công để kịp thời tháo gỡ khó khăn

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 241/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 4 để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Thông báo nêu rõ: Thời gian qua, công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt nhưng kết quả giải ngân 6 tháng năm 2022 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021. Tại cuộc họp, các Bộ, cơ quan, địa phương đều báo cáo đã tích cực kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị mình; tuy nhiên kết quả giải ngân 6 tháng năm 2022 của các Bộ, cơ quan và địa phương thuộc Tổ công tác số 4 đều thấp hơn so với mức trung bình cả nước.

Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với dự án đầu tư công

Nguyên nhân giải ngân chậm đã được các Bộ, cơ quan, địa phương báo cáo, bao gồm cả nguyên nhân khách quan như quy định pháp luật vẫn còn trùng lắp dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất, chậm triển khai; tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu như: công tác chuẩn bị dự án chưa kỹ nên khi triển khai gặp vướng mắc, không giao được vốn hoặc giao vốn nhưng không giải ngân được, công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, trách nhiệm chưa cao, một số các bộ, cơ quan, địa phương chưa thực sự quyết liệt, chưa sâu sát trong nắm bắt tình hình cụ thể của từng dự án để có phương án xử lý dứt điểm; một số Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu kém về năng lực,…

Để phấn đấu đến hết năm 2022, giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; khẩn trương rà soát kỹ từng thủ tục, từng khâu trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của từng dự án cụ thể để xác định được khó khăn, vướng mắc, kịp thời xử lý, tháo gỡ, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn; tập trung chỉ đạo quyết liệt về giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng, bảo đảm đúng quy định.

Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh theo quy định; đối với vốn ngân sách trung ương vượt thẩm quyền phải có văn bản đề xuất điều chỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ theo quy định.

Đối với các nội dung liên quan đến hồ sơ quyết toán vốn của các dự án, lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương cần chỉ đạo sát sao hơn, họp trực tiếp với các nhà thầu, chủ đầu tư để yêu cầu khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo quy định pháp luật.

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và các Bộ liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương để xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng và các vướng mắc khác liên quan đến quy trình, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn; chủ động xử lý các kiến nghị của các Bộ, cơ quan và địa phương.


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website