A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đài truyền hình đối ngoại Đức Deutsche Welle: "Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế“

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Đức Steinmaier, ngày 20/10 Đài truyền hình đối ngoại Đức Deutsche Welle có phát bài về kinh tế Việt Nam: "Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế“ với nội dung chủ yếu sau :

Năm nay ngoài Chủ tịch Quốc hội Liên bang Lammert, hàng loạt các chính trị gia Đức đã đến thăm Việt Nam và cuối năm 2015 Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm Việt Nam. Các cuộc thăm viếng lẫn nhau diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng- người hiểu biết khá tốt về nước Đức từ thời làm việc ở TLSQ tại Frankfurt và nay là Tham tán Công sứ Thương mại ở Đức đánh giá quan hệ song phương tốt nhất từ trước đến nay.

Ngoại trưởng Đức đến thăm một đất nước mà cuối những năm 80 đã có những bước phát triển kinh tế ngoạn mục. Kể từ "Đổi mới" kinh tế Việt Nam phát triển bình quân 7 đến 8% /năm, chỉ từ 2014 là 5,98% dưới mức bình quân trước đây. Năm 2009 thu nhập bình quân đầu người đạt mức 1000 USD/người và được Ngân hàng thế giới liệt vào nước có thu nhập trung bình và do vậy không còn là nước đang phát triển nữa. Ít nhất là sau khi đạt mức phát triển này thì nhu cầu tất yếu là cần phải cải cách hơn nữa nền kinh tế nếu muốn giữ mức phát triển như hiện nay. Do mức lương ở Việt Nam ngày càng tăng nên Việt Nam khó lòng cạnh tranh với những nước đang phát triển khác trong khu vực như Mianma hay CPC. Mặt khác Việt Nam cũng chưa có đủ thời gian để phát triển một nền công nghiệp hiện đại hay một lực lượng doanh nghiệp loại vừa làm nòng cốt phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào bế tắc về đường lối phát triển kinh tế.

Đảng CSViệt Nam đang có nhiều chính sách để ngăn chặn nguy cơ này mà một trong những trụ cột là các hiệp định thương mạitự do.Tháng 8 vừa qua Việt Nam đã ký HĐ thương mại tự do với EU (Việt Nam-EU-FTA) dự kiến có hiệu lực 2017 hoặc 2018. Đây là một Hiệp định đầy tham vọng mà EU ký với một nước đang phát triển, theo đó 99% các loại thuế sẽ được dỡ bỏ trong mười năm tới. Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình dương TPP bao gồm 12 nước khu vực TBD. Ngoài ra không thể không kể đến việc cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được khởi động. Hiện Việt Nam đang có 3 HĐ thương mại tự do, góp phần xây dựng nhịp cầu kinh tế trong khu vực (AEC), xuyên TBD (TPP) và với châu Âu (Việt Nam-EU-FTA). Qua đó Việt Nam có thể trở thành tâm điểm quốc tế cho thương mại thế giới. Đại sứ Tráng tin tưởng rằng các HĐ này sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong nước.

Tuy vậy thì các Hiệp định thương mại tự do cũng có thể đẩy Việt Nam vào chỗ bế tắc, nhất là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, của nền nông nghiệp. Việc hình thành một nền công nghiệp phát triển hay của một lớp doanh nghiệp vừa rất có thể bị những cạnh tranh khốc liệt từ bên kia đại dương bóp chết từ trứng nước.

Đối với doanh nghiệp Đức thì các hiệp định thương mại tự do chắc chắn mang lại nhiều lợi thế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.Môi trường đầu tư hiện nay ở Việt Nam thuộc diện tốt nhất trong ASEAN. Việt Nam đã đạt đến thời điểm mà đầu tư và các hoạt động thương mại lôi kéo rộng rãi sự tham gia của doanh nghiệp. Đây là điều mà các doanh nghiệp Đức có thể hưởng lợi và thực sự họ đã thụ hưởng điều đó. Nghiên cứu mới đây của Viện FES cho biết nhu cầu sang Việt Nam của doanh nghiệp Đức là cực lớn, nhất là những doanh nghiệp Đức rút khỏi Trung Quốc do việc tăng lương ở đó, vì mức lương ở Việt Nam chỉ bằng 2/3 ở Trung Quốc.

Điều Việt Nam cần tiếp tục cải thiện là đào tạo lực lượng lao động và quản lý lành nghề, đẩy mạnh hạ tầng phát triển công nghiệp phụ trợ cũng như chống tham nhũng. Một nghiên cứu cho biết tham nhũng đang là một vấn đề vì ngày càng nhiều các vụ hối lộ với mức tiền ngày càng tăng mặc dù Luật chống tham nhũng mới được Quốc hội sửa đổi và Chính phủ hướng dẫn thi hành.

Những cố gắng không phải lúc nào cũng thành công đã khiến Việt Nam ngày càng quan tâm thu hút doanh nghiệp Đức. ĐS Nguyễn nói „Doanh nghiệp Đức hoạt động rất tích cực ở Việt Nam và đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam“. Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức người ta không chỉ quan tâm mang đến cho phát triển kinh tế những cơ hội mới. „Lòng tin chiến lược đã được thiết lập giữa hai nước và chúng tôi hy vọng là lòng tin này sẽ hiện hữu ở tất cả các cấp. Có như vậy thì sự hợp tác song phương mới phù hợp với tiềm năng hai nước“. Mặc dù còn những khác biệt thí dụ về tự do ngôn luận hay văn hóa chính trị nhưng Đại sứ cho rằng điều này là bình thường và cũng dễ hiểu.Tuy nhiên không để điều này trở ngại đến đối thoại và cá nhân Đại sứ lạc quan về điều đó.

Tham khảo bài viết của Đài truyền hình đối ngoại Đức Deutsche Welle tại đây.


Tin nổi bật

Liên kết website