PSA và GM chính thức công bố Liên minh chiến lược toàn cầu
Hãng sản xuất lớn nhất thế giới GM sẽ chính thức tham gia và là cổ đông lớn thứ hai của Tập đoàn PSA với 7% cổ phần, sau gia đình Peugeot – cổ đông nắm giữ 25% vốn (so với 30% trước đây). Theo thỏa thuận vừa ký kết, mỗi bên sẽ tiếp tục thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm thuộc về riêng mình trong khi liên minh mới thành lập hoạt động dựa trên hai trụ cột chính: trên khía cạnh công nghiệp thì hai tập đoàn sẽ cùng chia sẻ dây chuyền sản xuất (platform), đầu máy (mô tơ) và một số phụ tùng trên nguyên tắc giảm chi phí liên quan đến phát triển công nghệ mới và khí thải CO2; thành lập một tập đoàn chung nhằm thu mua linh kiện và nguyên liện thô trên phạm vi toàn cầu. PSA theo đó sẽ tăng vốn cố định của mình thêm 1 tỷ euro có ưu tiên cho các cổ đông hiện nay.
Đây được coi là một bước đi lịch sử của Tập đoàn PSA Peugeot Citroen. Ba mươi năm đã qua kể từ khi gia đình Peugoet mua lại chi nhánh Châu Âu của Chrysler cũng theo cách tương tự mà GM làm hiện nay, PSA chưa một lần bước chân ra khỏi Châu Âu và đó cũng chính là lý do khiên cho trong vài năm trở lại đây Tập đoàn này liên tục gặp khó khăn. Gần đây nhất, trong tháng 1 năm 2012 doanh thu của Peugeot tại Pháp tụt 29,7% trong khi của Citroen thì giảm 24,7%. Kết quả toàn năm 2011 được Tập đoàn này thông báo là lỗ lên tới 92 triệu euro và tệ hơn nữa là khoản nợ vượt quá 3 tỷ euro. Ngày 16 tháng 2 vừa qua các Tổ chức S&P đã hạ bậc Tập đoàn này từ “ổn định” xuống mức “thua lỗ” và Moody’s cũng đưa họ vào tầm ngắm triển vọng xấu. Cùng ngày, cổ phiếu của Tập đoàn xụt 4%.
Thực chất, đây là một thương vụ “hời” cho cả hai bên khi mà PSA sau nhiều năm bỏ lỡ những thị trưởng mới nổi đầy béo bở mà ngành công nghiệp ôtô “kiếm ăn” được trong vài năm qua như Trung Quốc, Ấn độ và Bờ ra xin và lần đầu tiên bước chân ra trường thế giới, đã có được hẫu thuẫn của GM. Tập đoàn này đã có những nhà máy của mình tại một vài thị trưởng mới nổi và dầy dặn kinh nghiệm sản xuất xe giá rẻ phù hợp với nhu cầu của các thị trường này, đồng thời chính là điều mà Peugeot còn yếu kém. Trong khi Peugeot có hiện diện tốt hơn GM tại Ác-hen-ti-na thì GM lại sẽ góp sức cho PSA thâm nhập vào Bờ-ra-xin. Về phía thị trường Châu Âu, vốn là mối lo của GM khi nhẫn hiệu tại Opel của Tập đoàn này này tại Châu Âu ghi nhận kết quả kinh doanh tồi tệ chưa từng có vào tháng 1 năm 2012 vừa qua với doanh thu giảm 45%, chỉ bán được hơn 4000 chiếc sẽ có được những kinh nghiệm quý báu của PSA, Tập đoàn sản xuất thứ hai của Châu Âu và đã có hơn 200 năm tuổi.
Như mọi cuộc hợp nhất khác, liên minh này cũng không mong chờ một kết quả bất ngờ về ngắn hạn và dự kiến sẽ thu lời sau 5 năm. Hai Tập đoàn sẽ bắt đầu công việc với các loại xe cỡ vừa và nhỏ trước khi hợp tác thiết kế, phát triển một platform chung dành cho các xe ít xả khí thải CO2. Sản phẩm mới này dự kiến sẽ được thương mại hóa từ năm 2016 sau khi liên minh hai quốc tịch trên hoàn thành kế hoạch “tối ưu hóa năng lực sản xuất của mình.”