A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil

Hiện Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 1,4 % nhu cầu nhập khẩu của Brazil.

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022, vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil.

Trong 2 năm qua, mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn có sự tăng trưởng, doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kinh ngạch thương mại trong thời gian tới vì cơ cấu hàng hóa trong trao đổi giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau.

Tại phiên tư vấn, ông Ngô Xuân Tỵ - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil sẽ giới thiệu tổng quan thị trường Brazil, vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Brazil. Ngoài ra, 5 nhà nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực, đơn vị logistics, doanh nghiệp thương mại sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi kinh doanh với thị trường Brazil.

Brazil là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực Nam Mỹ với quy mô dân số lên đến 200 triệu người. Trung bình mỗi năm, Brazil nhập khẩu hơn 236 tỷ USD hàng hóa; trong đó có 30% hàng hóa đến từ khu vực Châu Á.

Hiện Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 1,4 % nhu cầu nhập khẩu của Brazil. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như da giày, quần áo chỉ đáp ứng khoảng 6% -7% nhu cầu tiêu thụ của Brazil. Vì vậy Brazil vẫn là thị trường giàu tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.

Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam rất được người tiêu dùng Brazil quan tâm. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Brazil.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%; Việt Nam nhập khẩu từ Brazil đạt 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh ở một số mặt hàng, như sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 242.4 nghìn USD, tăng 333%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 609,79 nghìn USD, tăng 25,6; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 40,58 triệu USD, tăng 52,93%; hàng thủy sản đạt 32,16 triệu USD, tăng tới 73% so; cao su đạt 6,85 triệu, tăng 66,81%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 191 triệu USD, tăng 39,54% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vắc xin được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh với tỷ lệ phủ song vắc xin cao. Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển thị trường Brazil khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính.

Để tiếp cận thị trường Brazil, ông Ngô Xuân Tỵ khẳng định: Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu, tiếp đó mẫu mã bao bì phải phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá thành cạnh tranh. Đặc biệt, trên bao bì sử dụng ngôn ngữ Brazil là một yếu tố quan trọng, giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm thuận lợi hơn. Cùng đó, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn tại Brazil là một kênh tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm tốt.

Liên quan đến việc chính phủ Brazil mới giảm thuế nhập khẩu mỳ ống, ông Ngô Xuân Tỵ khuyến cáo, việc cắt giảm thuế chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn từ 3-6 tháng. Do đó, doanh nghiệp trong nước đã có đối tác rất tốt nhưng nếu chỉ bắt đầu tìm kiếm sẽ khó tận dụng cơ hội từ quyết định này. Hơn nữa, tiếp cận thị trường là cả hành trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, đầu tư và đi sớm một bước mới có thể "chớp" các cơ hội tốt. Mặt khác, hệ thống thuế của Brazil khá phức tạp, bên cạnh thuế chung theo quy định của Chính phủ còn có thuế riêng của mỗi bang.

Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủng loại sản phẩm, có thể tìm kiếm đối tác địa phương hoặc đơn vị tư vấn để hỗ trợ nắm rõ thuế với từng mặt hàng, từng giai đoạn và sự thay đổi quy định về thuế.

Brazil là thị trường có quy mô dân số lớn, tới 214 triệu dân với nhiều phân khúc tiêu dùng. Dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vaccine được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể gia tăng thị phần khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website