A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đặc sản hồng không hạt Bảo Lâm tỉnh Lạng Sơn

Đến Bảo Lâm, Lạng Sơn vào những ngày gần Tết Trung thu, như mọi năm dọc đường đi vào xã đã thấy triền đồi bên kia đường lúc lỉu màu vàng những quả hồng không hạt, nức tiếng xa gần.

 

Hồng không hạt Bảo Lâm đặc sản của huyện Cao Lộc - Lạng Sơn Shop

Đến Bảo Lâm vào những ngày gần Trung thu, như mọi năm dọc đường đi vào xã đã thấy triền đồi bên kia đường lúc lỉu màu vàng những quả hồng không hạt, nức tiếng xa gần. Năm nay, cũng trên cung đường ấy, nhưng không còn hình ảnh những vườn hồng chín vàng nổi bật giữa vạt rừng xanh mướt. Đâu đó lác đác một vài cây thưa thớt quả, lá vàng và gần như đều đã “có tuổi”.

Hồng không hạt Bảo Lâm là tên gọi một giống hồng không hạt gắn liền với 3 xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cách gọi hồng không hạt nói tới đặc điểm loại quả này là không có hạt do nhân của hạt bị thoái hóa, trong như thạch. Cây hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa. Theo lời kể của những vị Già Làng trong vùng, lịch sử của những cây hồng không hạt đã có trên 100 năm. Danh tiếng của hồng không hạt Bảo Lâm được lưu truyền cho đến ngày nay gắn với những tính chất đặc thù và hương vị thơm ngon của loại quả này.

Tương lai không có để ăn - đặc sản hồng không hạt Bảo Lâm, Lạng Sơn

Có thể nhận biết được hồng không hạt Bảo Lâm so với các loại hồng ở các địa phương khác với các đặc điểm đặc trưng như: quả thuôn dài, có từ 4- 6 rãnh dọc kéo dài từ cuống đến giữa quả. Quả không có hạt, tai quả nhỏ, có 4 tai. Vỏ quả dày, nhẵn nhưng kém bóng, có màu vàng đỏ hoặc màu đất có ánh xanh lục. Thịt quả màu đỏ vàng da cam đến vàng đậm, mịn và có rất ít đốm đen, có hạt cát đường. Hồng không hạt Bảo Lâm khi ăn có vị giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8-12 cánh đều nhau, màu hơi đỏ tương phản với màu thịt quả. Trọng lượng quả từ 15-16 quả/kg.

Hồng Bảo Lâm nổi tiếng xa gần và được ưa chuộng bởi vị ngọt, thơm, giòn và đặc biệt là không hạt. Bà con thường thu hoạch khi vỏ quả đã ngả sang vàng, thịt quả mịn, có hạt cát đường màu đỏ hoặc vàng cam. Để chín cây, hồng chuyển màu đỏ, thịt mềm, vị đậm đà hơn so với hồng đã được ngâm.

Tương lai không có để ăn - đặc sản Hồng không hạt Bảo Lâm, Lạng Sơn

Hồng đặc sản Bảo Lâm là giống hồng ngâm, quả cứng, thuận tiện cho việc vận chuyển nên không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi các nước khác. Hiện nay, việc tiêu thụ hồng chủ yếu qua các tư thương vào tận vườn nhà mua theo cây hoặc ra chợ mua hồng do nông dân hái mang bán, đôi khi qua các trung tâm dịch vụ thương mại của huyện và tỉnh. Hồng được thu gom mang bán tại các thành phố lớn có sức tiêu thụ hồng cao như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh...

Khu vực Bảo Lâm, đồng thời là một xã giáp biên nổi tiếng với cây hồng đặc sản. Hiện nay xã có gần 100 ha với hàng nghìn gốc hồng, trong đó có 75 ha cho thu hoạch, hầu như nhà nào cũng trồng cây đặc sản này, đã có nhiều vườn hồng cho thu từ 2 – 3,6 tấn quả, tương đương với 7 - 12 tấn thóc, ước tính giá trị đạt khoảng 20 - 40 triệu.

Hồng không hạt đã thực sự trở thành cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở đây. Hồng không hạt Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn xác định là cây ăn quả đặc sản cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển ở các địa bàn có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp.

Ngày 14 tháng 11 năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2838/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00032 cho sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng, việc phát triển chỉ dẫn địa lý là cần thiết để tạo ra giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tác động tích cực đến nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nước Châu Âu đã có kinh nghiệm hàng trăm năm về phát triển chỉ dẫn địa lý, ở đó các nhà sản xuất nhận thức rõ và đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động tập hợp thành tổ chức và đầu tư trí tuệ, công sức và kinh phí để phát triển chỉ dẫn địa lý của mình./.


Tác giả: Thanh An

Tin nổi bật

Liên kết website