A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quảng Ngãi triển khai tập huấn kỹ năng bán hàng Việt năm 2022

Ngày 11-12/10/2022, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị “Tập huấn kỹ năng bán hàng Việt năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Hội nghị được xem là một trong những hoạt động của tỉnh nhằm triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, Hội nghị cũng giúp cho các doanh nghiệp trang bị những kiến thức, kỹ năng bán hàng, xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.

Tham dự Hội nghị có hơn 80 đại biểu là cán bộ, nhân viên các phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến về bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với những cam kết toàn diện như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc (Viết tắt là VKFTA)… đã mang đến những cơ hội mở ra thị trường xuất khẩu lớn cho hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, lợi ích từ các hiệp định thương mại mang lại, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Quảng Ngãi nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khả năng cạnh tranh do các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với số lượng ngày càng lớn. Đồng thời, việc cạnh tranh không còn đơn giản chỉ là giá và chất lượng mà là cạnh tranh toàn diện, cạnh tranh giữa các thương hiệu mạnh, nổi tiếng.

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế gắn với duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa, đảm bảo nền kinh tế nhanh chóng phục hồi khi đại dịch Covid-19 và việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Hội nghị tập huấn về kỹ năng bán hàng Việt  đã đưa ra vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần phải tạo sự khác biệt cho riêng mình từ việc thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách gắn với phát huy nội lực. Trong đó, cùng với hoạt động truyền thông đa kênh trên môi trường trực tuyến về thương mại điện tử, các mô hình 4.0; tổ chức “Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam” ngày 15 tháng 3 hằng năm, tổ chức “Ngày Thương hiệu quốc gia Việt Nam” ngày 20 tháng 4 hằng năm; tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; đưa hàng Việt về Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế, chợ truyền thống; các hoạt động đưa hàng Việt từ nông thôn ra thành thị; chương trình hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”, “Tháng công nhân”….; chương trình giới thiệu, quảng bá, kết nối cung cầu; xây dựng, nhân rộng, phát triển Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.

Các Diễn giả tại Hội nghị có kinh nghiệm về lĩnh vực quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, marketing sẽ cập nhật hệ thống quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, nhất là những quy định mới, bổ sung, điều chỉnh gắn với cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận  cùng học viên về kỹ năng bán hàng Việt như: cung cấp dịch vụ đối với thị trường, xây dựng thương hiệu và kết nối cung cầu, phân phối, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo chỗ đứng vững chắc, uy tín trên thị trường nội địa, khai thác tối đa thị trường nội địa, kỹ năng bán hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa.


Tác giả: Thủy Linh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website