A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm và nông sản bền vững

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu, làn sóng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, việc đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản là rất cần thiết. 

Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) đã nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản vừa được tổ chức tại TP HCM. Đồng thời cho biết, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2030 sẽ chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Việc chuyển đổi nhằm hướng đến đảm bảo khả năng tiếp cận, thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh; nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Thế nào là phát triển nông nghiệp bền vững | Sfarm

Tuy nhiên, để việc phát triển nông nghiệp thực phẩm theo hướng minh bạch và bền vững, cần phải thực hiện ở tất cả các khâu, từ cung ứng đầu vào cho sản xuất đến chế biến, phân phối thực phẩm, tiêu dùng. Theo đó, cần phải rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy trình tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất chế biến, tiêu dùng lương thực thực phẩm.

Để đáp ứng các yếu tố trên và tiến bộ trên thang điểm ESG (một tiêu chuẩn đo lường yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đối với cộng đồng), các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió, giúp giảm lượng khí thải carbon và giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đảm bảo nguồn tài nguyên nước sạch để duy trì hoạt động sản xuất bền vững; áp dụng các biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất thực phẩm... để bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Tại hội thảo, các diễn giả đã cập nhật các kiến thức mới về các tác động trong nông nghiệp và sản xuất thực phẩm đến môi trường cũng như các quy định của Việt Nam và quốc tế và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, cắt giảm khí thải… nhằm sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Theo đó, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. 


Tác giả: Hải Minh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website