A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm lại những hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Bộ và Bộ Công Thương từ ngày 15-21/11/2021

Sau hơn 1 tháng cả nước triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc rõ rệt. Thị trường lao động từng bước hồi phục và khắc phục sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và tài khóa. Các vấn đề an sinh xã hội được rà soát, các bất cập được tập trung khắc phục. Cùng với đó, các hoạt động trong lĩnh vực ngành Công Thương cũng có nhiều chuyển biến tích cực, xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đã dần mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Tác động tích cực nêu trên thể hiện ở việc hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 6,9% so với tháng trước. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da – giày, điện tử được các Hiệp hội dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Do vậy, Bộ Công Thương luôn sát cánh cùng các Hiệp hội ngành hàng tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nối lại nhanh chuỗi sản xuất, khôi phục nền kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và các quy định, hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều địa phương đang tiếp tục tăng tốc, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Trong đó, nhiều tỉnh thành ghi nhận trên 90% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, khôi phục chuỗi sản xuất.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương xin trân trọng điểm lại những hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ và Bộ Công Thương trong tuần từ ngày 15-21/11/2021 để giới thiệu bạn đọc:

Sáng 17/11, tại Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hải An, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang và các đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng cùng tham gia buổi tiếp xúc.

 

Nhìn chung, các ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội thành phố rất chất lượng, bám sát “hơi thở” đời sống kinh tế - xã hội đất nước và thành phố, những vấn đề cử tri đang quan tâm đã được các đại biểu Quốc hội thành phố chuyển tải kịp thời tới Quốc hội, như: giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phải chung sống và ứng phó với đại dịch Covid-19; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; hoàn thiện thể chế; kế hoạch, cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn tới; việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế; về Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và đặc biệt là cơ chế đối với thành phố Hải Phòng...

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động chính trong nội dung kỳ họp, các đại biểu Quốc hội Hải Phòng còn dành thời gian tham dự các hoạt động khác như: Tham dự các phiên họp của các Ủy ban của Quốc hội mà các vị đại biểu là thành viên; trả lời phỏng vấn của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình...

Chi tiết bài viết, xem tại đây.

Hỗ trợ, tư vấn phát triển thị trường cho doanh nghiệp trong tình hình mới

Chuỗi sự kiện tư vấn, cung cấp thông tin cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về thị trường xuất nhập khẩu đã chính thức được khởi động vào chiều ngày 18/11/2021 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự sự kiện và trực tiếp bấm nút phát động chương trình.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương sẽ triển khai hoạt động này một cách thường xuyên và thường niên trên các thị trường xuất - nhập khẩu là đối tác thương mại của Việt nam.

Để Chuỗi chương trình này đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ; các thương vụ; địa phương, hiệp hội ngành hàng; các doanh nghiệp.

“Chuỗi chương trình này cùng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất-nhập khẩu do Bộ Công Thương đã và đang triển khai trong thời gian tới sẽ là những hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid một cách ngoạn mục, duy trì xuất khẩu bền vững, góp phần tích cực, hiệu quả vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ thời gian tới”, Bộ trưởng tin tưởng.

Cũng nhân dịp này, chiều cùng ngày, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi họp giới thiệu thông tin về Triển lãm quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam trên môi trường số – Virtual Vietnam Foodexpo 2021 sẽ diễn ra từ ngày 07 đến 11/12/2021.

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo) là sự kiện lớn và toàn diện nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, địa chỉ tin cậy cho hoạt động tìm hiểu, giao thương của các nhà nhập khẩu quốc tế uy tín, các nhà phân phối hàng đầu Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống và công nghệ chế biến do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2015. 

Nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19, Triển lãm Vietnam Foodexpo được tổ chức chuyển bằng hình thức trực tuyến từ năm 2020.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Trước đó, sáng 17/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo “Phát triển Thị trường cho Doanh nghiệp Thương mại Điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số”. Đây là hoạt động thiết thực trong khi nhiều ngành kinh tế khác gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số, ngày 03 tháng 6 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tại Quyết định, Thủ tướng khẳng định nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển. Trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn. Nhằm đảm bảo các hạ tầng chính sách điều chỉnh các vấn đề mới trong chuyển đổi số, hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đang xem xét đề nghị xây dựng các văn bản luật mới liên quan lĩnh vực giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Phát biểu tại Hội thảo “Kết nối sản phẩm của đoanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào siêu thị và các kênh phân phối” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Bộ Chính trị phát động từ năm 2009 đã đạt kết quả ấn tượng sau 12 năm triển khai thực hiện.

Là một trong những đơn vị nòng cốt trong việc triển khai Cuộc vận động, trong hơn 10 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn đồng hành với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để vận động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ưu tiên dùng hàng Việt Nam và tích cực đầu tư, sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao thông qua các kênh phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. Trong đó, kết nối cung cầu hàng hóa là một trong các giải pháp quan trọng, góp phần không nhỏ vào những thành công của Cuộc vận động.

Thông qua các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa từ Trung ương đến địa phương, từ cấp vùng miền, quốc gia đến cơ sở, đến nay, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao, lên đến 90% tại các siêu thị sở hữu của các doanh nghiệp trong nước và trên 70% tại các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 76 năm truyền thống ngành Thanh tra

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm truyền thống ngành Thanh tra (23/11/1945-23/11/2021), thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức thanh tra ngành Công Thương với lời chúc mừng nồng nhiệt và những tình cảm tốt đẹp nhất.

Trong thư chúc mừng, Bộ trưởng viết, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Công Thương đã và đang đổi mới trên nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có đóng góp của Thanh tra ngành Công Thương. Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, phát huy truyền thống 76 năm xây dựng và phát triển, cán bộ, công chức Thanh tra ngành Công Thương tiếp tục đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đổi mới phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, đóng góp hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương mại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Thanh tra là tai, mắt của trên, là người bạn của dưới”.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc Bộ lời chúc mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức và người lao động tại các trường thuộc Bộ tiếp tục phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức để thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đạt được những thành tích cao hơn nữa trong năm học mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ và của ngành Công Thương.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và khai giảng năm học mới 2021-2022 của Trường.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo của Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công Thương, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm với Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Phòng vệ thương mại song hành cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 19/11/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các cơ quan báo chí. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ Công Thương giai đoạn 2021-2026.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, tiến trình hội nhập kinh tế đang góp phần thay đổi căn bản thể chế kinh tế nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, thể hiện qua hoạt động ngoại thương.

Theo đó, nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2001 mới đạt hơn 30 tỷ USD thì 6 năm sau, năm 2007 đã là 100 tỷ USD; năm 2011 đạt 200 tỷ USD và năm 2019, con số này đã là 517 tỷ USD. Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu đã tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên gần 50 tỷ USD năm 2007, gần 100 tỷ USD năm 2011 và đạt hơn 280 tỷ USD vào năm 2020. Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với đó, hàng hóa nhập khẩu cũng vào nước ta nhiều hơn và cạnh tranh khá quyết liệt với hàng hóa trong nước.

Tính đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 23 vụ việc PVTM, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ. Đối tượng là các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân DAP, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi và gần đây là đường. Theo đánh giá của Bộ Công Thương các biện pháp PVTM đã góp phần lập lại môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhiều ngành sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Cũng liên quan đến lĩnh vực Phòng vệ thương mại, ngày 16/11, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ Thương mại phối hợp với Văn phòng Bộ Công Thương tổ chức buổi Tập huấn truyền thông về “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu Covid-19” và “Phòng vệ thương mại sau một năm EVFTA có hiệu lực” dành cho đối tượng phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông. 

Buổi tập huấn nằm trong chuỗi Chương trình tập huấn về các cam kết trong các FTA do Bộ Công Thương tổ chức. Thông qua tập huấn, Bộ Công Thương hy vọng phóng viên các cơ quan báo chí sẽ hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến vai trò xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại trong các cam kết hội nhập để có những bài viết, sản phẩm truyền thông chất lượng, lan tỏa rộng rãi đến các đối tượng doanh nghiệp và người dân.

Chi tiết bài viết, xem tại đây.

Bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, khách quan trong xây dựng Quy hoạch Điện VIII

Tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII), diễn ra ngày 19/11, dưới sự chủ trì  của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh một số quan điểm lớn trong Quy hoạch Điện VIII là giảm điện than; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống. Điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Đặng Hoàng An trình bày, trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về Quy hoạch Điện VIII ngày 5/11/2021, Bộ Công Thương thực hiện tính toán bổ sung thêm phương án phát triển nguồn điện (Phương án điều hành tháng 11/2021) có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch, đồng thời xem xét giảm nguồn điện than theo tinh thần của Hội nghị COP26, để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, địa phương và các chuyên gia, các nhà khoa học.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Cung ứng hàng hóa trong tình hình mới: Dịch Covid-19 nguy cơ tái bùng phát

Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt khu vực phía Nam của Bộ Công Thương, những ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị từ trước nên nhìn chung tình hình cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn ổn định, đáp ứng yêu cầu của người dân.

Tại TP HCM: Tính đến ngày 17/11, đã có 175/234 chợ hoạt động, đạt tỷ lệ 74,7% (tương đương so với ngày 16/11). Các chợ chủ yếu vẫn tập trung kinh doanh các ngành hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.031/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân. 

Chi tiết bài viết, xem tại đây.

Sôi động các hoạt động đối ngoại

Sáng ngày 16 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ I-xra-en tại Việt Nam Nadav Eshcar tại trụ sở Bộ Công Thương.

Đại sứ I-xra-en tại Việt Nam Nadav Eshcar nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của I-xra-en tại thị trường Đông Nam Á và mong muốn mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia tiếp tục phát triển hơn nữa. Ngoài ra, đối với việc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – I-xra-en (VIFTA), Đại sứ I-xra-en cho biết ông đánh giá cao tiến triển tốt đẹp trong công tác đàm phán Hiệp định, và với quyết tâm và sự đồng thuận về chính trị được thể hiện tại cuộc điện đàm ngày 12 tháng 7 năm 2021 giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Thủ tướng I-xra-en Naftali Bennet, việc đàm phán Hiệp định sẽ sớm kết thúc và đi đến ký kết. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận quyết tâm và nỗ lực của cả Việt Nam và I-xra-en trong việc đàm phán Hiệp định này và mong muốn với quyết tâm chính trị đã được Thủ tướng của hai bên nhất trí trong thời gian qua, Hiệp định sẽ sớm được kết thúc đàm phán và ký kết.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Cùng ngày, tại trụ sở Bộ Công Thương, số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã tiếp Đại sứ Vítězslav Grepl và đoàn Skoda Auto Cộng hòa Séc.

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/z2938851793760_1bb547634e7abd806a9ec5eab27ad82b_ad15d.jpg

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống hai nước đang ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt quan hệ chính trị tốt đẹp với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao trong thời gian vừa qua đã tạo đà phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương maị và đầu tư giữa hai nước.

Thứ trưởng cho biết, công nghiệp ô tô của Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong vòng 3 năm trở lại đây và phía Việt Nam đánh giá cao việc Công ty Cổ phần Skoda Cộng hòa Séc đầu tư vào Việt Nam. Skoda là hãng xe lâu đời của Cộng hòa Séc và đã được người Việt Nam biết đến, đánh giá cao. Do vậy, việc các dòng xe Skoda có mặt tại Việt Nam sẽ giúp đa dạng hóa thị trường ô tô và có triển vọng phát triển tốt trong tương lai.

Chi tiết bài viết, xem tại đây

Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ca-na-đa diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 17-11, các Bộ trưởng đã thống nhất khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ca-na-đa, một trong những sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế trong năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Bru-nây. Các Bộ trưởng nhất trí giao nhiệm vụ cho các Quan chức Kinh tế hai bên tiếp tục thảo luận về Kế hoạch làm việc để bắt đầu tiến trình đàm phán Hiệp định này trong thời gian tới.

Hội nghị dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế thứ 2 Bru-nây Đa-rút-xa-lam, ngài Mohd Amin Liew Abdullah; Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ, Xúc tiến thương mại và Thương mại Quốc tế Ca-na-đa, bà Mary Ng và sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Lim-Gióc-Hoi.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị, đã tích cực tham gia thảo luận và đề xuất định hướng trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN với Ca-na-đa trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hóa và dịch vụ, củng cố chuỗi cung ứng khu vực trong bối cảnh nền kinh tế giới đang có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Chi tiết bài viết, xem tại đâ


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website