A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp được hưởng lợi khi tham gia dự án tiết kiệm năng lượng vào các ngành công nghiệp Việt Nam

Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam - Dự án VSUEE”, thông qua thực hiện “Quỹ Chia sẻ rủi ro” cho tiết kiệm năng lượng lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam được Ngân hàng thế giới tài trợ không hoàn lại 11,3 triệu USD và Bộ Công Thương, cơ quan chủ quản quản lý dự án này kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy thị trường tiết kiệm năng lượng bằng các công cụ bảo lãnh tín dụng.

Dự án do Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản. Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 3/2022 đến tháng 1/2026.

Trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE), Quỹ chia sẻ rủi ro (Risk Sharing Facility - RSF) được thành lập nhằm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay với mục đích thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp. Quỹ có tổng quy mô lên tới 75 triệu USD. Dự án do Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản quản lý. 

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất

Theo thông tin từ Ban quản lý dự án, Quỹ RSF sử dụng nguồn viện trợ ODA có hoàn trả của Quỹ Khí hậu Xanh thông qua Ngân hàng Thế giới. Với việc nhận bảo lãnh RSF, các tổ chức tài chính sẽ giảm thiểu được rủi ro khi thực hiện các khoản cho vay với mục đích đầu tư tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, doanh nghiệp được tăng khả năng tiếp cận vốn nhằm thực hiện các khoản đầu tư liên quan đến mua sắm, lắp đặt, chạy thử hoặc trang bị thêm hay cải tạo, nâng cấp thiết bị để tăng hiệu suất sử dụng năng lượng. 

Bảo lãnh RSF được cấp lên tới 50% giá trị khoản vay của các doanh nghiệp, đơn vị ESCO. 

Với việc tham gia vào mô hình Quỹ RSF, các tổ chức tài chính được hưởng lợi từ việc có thêm một sản phẩm cho vay trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Đồng thời được tăng cường năng lực cho đội ngũ trong việc thẩm định, giám sát các dự án đầu tư hiệu quả năng lượng, tăng quy mô cho vay hiệu quả năng lượng cho các ngành công nghiệp. 

Từ phía các doanh nghiệp công nghiệp và đơn vị ESCO, đối tượng hưởng thụ cuối, lợi ích thiết thực đến từ việc thêm vốn đầu tư cải tiến công nghệ, giảm tiêu thụ năng lượng. Từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

Công nghiệp là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trong cơ cấu ngành kinh tế, chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Đây cũng là lĩnh vực được đánh giá còn nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng, lên tới 20-30%. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Công Thương, việc đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp nói chung còn chưa tương xứng với lợi ích có thể đem lại. 

Nhận định về thực tế này, chuyên gia năng lượng của Ngân hàng Thế giới ông Chu Bá Thi cho biết bên cạnh các yếu tố về nhận thức, áp lực về chi phí năng lượng trong tổng chi phí sản xuất chưa cao, còn có yếu tố hết sức quan trọng là vốn. Ông Chu Bá Thi nhận định các giải pháp kỹ thuật có thể đem lại hiệu quả sử dụng năng lượng rõ rệt, như nâng cấp thiết bị hiệu suất cao, thu hồi nhiệt thải, tích hợp năng lượng tái tạo, đều cần một nguồn vốn tương đối lớn. Bên cạnh đó, thời gian thu hồi vốn dài, năng lực quản lý, thẩm định của các tổ chức tài chính trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng hạn chế, các cơ chế cho vay chưa hấp dẫn, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tiết kiệm năng lượng… đã tạo ra các rào cản khiến thị trường đầu tư tiết kiệm năng lượng chưa bứt phá trong thời gian qua.

Thời gian qua Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều chương trình, dự án thúc đẩy phát triển thị trường đầu tư tiết kiệm năng lượng, trong đó có thử nghiệm các cơ chế cho vay ưu đãi. Trong giai đoạn trước, cùng với Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương đã triển khai dự án Tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE). Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay ưu đãi để nâng cao năng lực tài chính, sẵn sàng chuyển đổi công nghệ hiệu quả năng lượng cao. Dự án đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Tổng số số vốn đối ứng từ doanh nghiệp để thực hiện các tiểu dự án đạt mức 31 triệu USD.

Việc thành lập và vận hành Quỹ RSF là một nỗ lực dài hơn giữa Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới, nhằm mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong khối doanh nghiệp công nghiệp. Ban Quản lý dự án tin tưởng những nỗ lực này sẽ đóng góp hiệu quả vào mục tiêu Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) và các cam kết của Việt Nam trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. 

Làm sao để tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp? - Tin tức HPC

Giai đoạn tới, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới và sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và thí điểm cơ chế tài chính mới nhằm tháo gỡ một số khó khăn trong việc tiếp cận vốn thực hiện tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp công nghiệp. Đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững nhấn mạnh “Sự đồng hành của Ngân hàng Thế giới trong thời gian qua là sự hỗ trợ tích cực trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như là các cam kết của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu”.

Doanh nghiệp được hưởng lợi khi tham gia dự án tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp

Theo đánh giá của giới chuyên gia, dự án đem lại lợi ích cho các ngành công nghiệp và môi trường bằng cách đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm, tăng lượng năng lượng tiết kiệm được và khuyến khích thúc đẩy các thực tiễn tốt với môi trường trong ngành công nghiệp. Dự án sẽ chỉ có các tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Lợi ích của dự án mang lại cho nền kinh tế là giảm sức ép về nguồn vốn cho ngành điện cũng như ngân sách nhà nước. Mỗi năm để đáp ứng yêu cầu sử dụng điện ngành điện cần từ 4-5 tỷ USD đầu tư cho nguồn phát mới và hệ thống truyền tải, nếu kịch bản tiết kiệm năng lượng trong cân bằng hệ thống điện được thực hiện thì nhu cầu đầu tư này sẽ giảm đáng kể do không cần đầu tư một lượng công suất mới khá lớn.

Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất khá lớn khoảng 15-30% tùy theo từng ngành, giảm được giá thành sản phẩm làm cho hàng trong nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hoặc hàng xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh với các nước khác. 

Tiết kiệm năng lượng giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất do đó duy trì và tăng công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực có thu nhập thấp có tác 27 động tích cực đến duy trì ổn định xã hội. Hầu hết các công nghệ tiết kiệm năng lượng đều không có tác động tiêu cực đến môi trường do chủ yếu là thay thế các thiết bị có hiệu suất cao hơn hoặc thu hồi nhiệt khí thải, tái sử dụng chất thải làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Mặt khác tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm nhu cầu đốt than và các nhiên liệu hóa thạch ở các nhà máy nhiệt điện nên giảm lượng khí nhà kính giúp đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. 

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sử dụng cơ chế tài chính trung gian để tài trợ các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả và bền vững. Thông qua thực hiện dự án năng lực các ngân hàng sẽ được nâng cao về đánh giá, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, do đó ngân hàng sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn, tự tin hơn trong việc cho vay các dự án tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra khái niệm về tài trợ dự án dựa trên dòng tiền và hiệu quả mang lại của dự án tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được củng cố, tác dụng của đòn bảy tài chính sẽ được phát huy và nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn đầu tư. 

Cùng với nguồn tài chính từ dự án, các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia cũng đóng góp vào tài trợ các tiểu dự án làm tăng nguồn tài chính từ khu vực tư nhân vào ngành điện mà cụ thể là trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Do nguồn vốn từ WB là dài hạn, sau khi thu hồi vốn từ các tiểu dự án (thông thường chỉ 4-7 năm) các ngân hàng có thể sử dụng vốn này để quay vòng cho vay lại các dự án tiết kiệm năng lượng trong tương lai sau khi dự án kết thúc mà không cần sự can thiệp nào của khu vực nhà nước: đây là điểm nổi bật của tính bền vững của cơ chế tài trợ sử dụng tài chính trung gian. Các ngân hàng tham gia sẽ được Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước lựa chọn theo quy định hiện hành trên cơ sở danh mục các ngân hàng do Bộ Công Thương sàng lọc và đề xuất với các tiêu chí thống nhất với WB đảm bảo các ngân hàng tham gia có năng lực tài chính và kinh nghiệm để quản lý, giải ngân, đánh giá, thẩm định các tiểu dự án, thu hồi vốn để trả nợ nhà tài trợ. 

Các ngân hàng tham gia cần phải có cam kết mạnh mẽ trong chiến lược tín dụng của mình, bao gồm tín dụng đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả dự án, khai thác tối đa tiềm năng tiết kiệm năng lượng, khuyến khích ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư sử dụng hiệu quả năng lượng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp từ việc giảm chi phí bằng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, duy trì công ăn việc làm của người lao động, và bảo vệ môi trường.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp thiết thực giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Việt Nam là một trong những nước có cường độ sử dụng năng lượng lớn nhất trong khu vực Đông Á, hệ số đàn hồi về điện năng (tăng trưởng tiêu thụ điện/tăng trưởng GDP) xấp xỉ 2,0. Đây là mức rất cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực (các nước phát triển thường có hệ số đàn hồi năng lượng nhỏ hơn 1). Tổng tiêu thụ năng lượng của Việt Nam cũng đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua. Các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, khoảng 46,4% tổng năng lượng sử dụng cuối cùng. Tăng trưởng công nghiệp là yếu tố chính làm cho cường độ năng lượng của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao so với các nước trên thế giới.

Để đáp ứng được nhu cầu phụ tải cho phát triển kinh tế xã hội, ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các thách thức chủ yếu gồm: (i) nguồn tài nguyên năng lượng khan hiếm và an ninh năng lượng; (ii) nhu cầu năng lượng tăng cao đòi hỏi nguồn tài chính cho đầu tư lớn; và (iii) các yếu tố về môi trường, biến đổi khí hậu. Ngành năng lượng đã đạt được thành tựu to lớn trong việc cấp điện cho khoảng 20 triệu hộ sử dụng điện bao gồm cả các ngành công nghiệp và thương mại (chiếm trên 98% số hộ gia đình trên cả nước). Tuy nhiên thách thức lớn nhất hiện nay là đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy và đáp ứng được các yêu cầu phụ tải. Tiêu thụ năng lượng trên đầu người còn ở mức thấp (bằng khoảng 1/3 Trung Quốc), nhưng mức tiêu thụ này được dự đoán sẽ tăng nhanh trong vòng hai thập kỷ tới. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2011- 2020, có xét tới 2030 (Tổng sơ đồ 7): Phụ tải năm 2013 là 20.000 MW, năm 2020 là 52.000 MW, năm 2030 là 110.000 MW. Theo Dự thảo Tổng sơ đồ 7 hiệu chỉnh: Phụ tải năm 2013 là 20.000 MW, năm 2014 là 22.200 MW, năm 2015 là 25.400 MW, năm 2020 là 42.100 MW, năm 2030 là 90.600 MW.

Trong những năm tới, do các nguồn năng lượng trong nước rất hạn chế nên để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng, Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào than nhập khẩu. Tiềm năng thủy điện lớn hầu như đã khai thác hết, các nguồn năng lượng tái tạo khác như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời cần có những cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển. Các nguồn khí đốt cũng có thể khai thác trong nước, tuy nhiên nguồn năng lượng này cũng không thể thay thế than nhập khẩu. Vì vậy, trong thập kỷ tới Việt Nam lệ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, chịu tác động của giá năng lượng thế giới. Chi phí cung cấp năng lượng của Việt Nam cũng rất lớn, hàng năm chi phí này khoảng 14 - 15 tỷ đô la Mỹ. Nếu nhập khẩu than cùng với biến động tăng của giá dầu thế giới, chi phí cung cấp năng lượng sẽ còn tăng cao. 

Chỉ riêng đối với ngành điện, hàng năm vốn đầu tư cho các nguồn phát và hệ thống truyền tải, phân phối vào khoảng 4 - 5 tỷ đô la Mỹ. Ngành năng lương đang trở thành nguồn phá t thải khí nhà kính (GHG) chủ yếu ở Viêt Nam. Chính vì thế, tăng cường hiệu quả và bảo tồn năng lương là lưa chọn chiến lươc quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính có thể mang lại nhiều lợi ích như giảm ô nhiêm không khí và tăng cường an ninh năng lượng. Chính phủ Viêt Nam đã cam kết có nỗ lực liên tục để tăng cường hiêu quả năng lượng, bắt đầu từ viêc triển khai thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) từ năm 2006. 

Chương trình muc ̣ tiêu quốc gia về sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2006 đến năm 2010 và giai đoạn 2 từ năm 2011 đến năm 2015. Để thể chế hóa chính sách của Nhà nước về thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Luât Sử dung năng lượng và tiết kiệm hiệu quả đã được Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sử dung năng lương tiết kiêm và hiêu quả, bao gồm các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Luật cũng đã được xây dựng, kiện toàn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình, hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo giới chuyên gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu năng lượng là một trong những giải pháp có lợi nhất về mặt kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, giúp đối phó với việc tăng giá và giảm chi phí cho người sử dụng năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu. Theo như dự báo, nhu cầu năng lượng có thể tăng ba lần nữa trong 10 năm tới và hơn bao giờ hết Việt Nam không nên tiếp tục sử dụng năng lượng một cách lãng phí. Nếu như các chính sách tiết kiệm năng lượng mạnh mẽ hơn cùng với thực hiện các chương trình dự án thì có thể làm giảm tình trạng sử dụng lãng phí năng lượng hiện tại, khuyến khích các doanh nghiệp và người dùng sử dụng các công nghệ năng lượng hiệu quả. Đầu tư tiết kiệm năng lượng có thể giúp đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu năng lượng ngày càng cao với một chi phí chỉ bằng khoảng 1/4 chi phí đầu tư thêm nguồn cung cấp mới. 

Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp thiết thực giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế theo hướng bền vững và đảm bảo mục tiêu giảm phát thải theo cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng tiêu thụ năng lượng lớn nhất, với hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn, lên tới 20% -30%.

Theo giới chuyên gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp của Việt Nam là rất lớn đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng như sắt thép, xi măng. Đối với ngành xi măng, công nghệ thu hồi nhiệt khí thải để phát điện có hiệu quả rất cao: giảm phát thải bụi và khí ra môi trường, tăng tuổi thọ của thiết bị và cung cấp khoảng 30% điện năng sử dụng trong các nhà máy xi măng. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website