A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dấu ấn thanh niên Công Thương tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

Tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu 2025, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương có tham luận về chủ đề ứng dụng AI, công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động.

Dấu ấn của thanh niên Công Thương

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu VI năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/7/2025 tại Hà Nội. Đây là không gian để đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước đề xuất sáng kiến, giải pháp, khuyến nghị chính sách để hỗ trợ quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia.

Năm 2025, Diễn đàn có chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia trẻ Việt Nam tiêu biểu trong đó có 72 đại biểu đang học tập, nghiên cứu, làm việc từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu VI năm 2025 diễn ra trong hai ngày 19 và 20/7 bao gồm nhiều phiên thảo luận với các chủ đề khác nhau

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu VI năm 2025 diễn ra trong hai ngày 19 và 20/7 bao gồm nhiều phiên thảo luận với các chủ đề khác nhau

Trong 2 ngày diễn ra, Diễn đàn đã nhận được nhiều tham luận, đóng góp ý kiến của nhiều đoàn viên, thanh niên, trí thức trẻ Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Một trong những tham luận nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự Diễn đàn đó chính là tham luận về chủ đề “Ứng dụng AI và các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động trong ngành Công Thương” của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương bao gồm: TS. Trịnh Quốc Vinh - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, ThS. Nguyễn Ngọc Tâm - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Quyền Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương và ThS. Nguyễn Quốc Khánh - Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương.

Bài tham luận với chủ đề “Ứng dụng AI và các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động trong ngành Công Thương” được nhóm tác giả nghiên cứu công phu từ thực tiễn các hoạt động, nhiệm vụ trong quá trình công tác, làm việc tại Bộ Công Thương. Bài tham luận được chia thành 6 nội dung chính tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, giải pháp trong việc nâng cao năng suất lao động trong ngành Công Thương và việc ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI trong giải quyết các thách thức, khó khăn để hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao năng suất lao động trong toàn ngành, từ đó góp phần thúc đẩy ngành Công Thương phát triển toàn diện.

TS. Trịnh Quốc Vinh đại diện cho nhóm tác giả của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương trình bày tham luận tại Diễn đàn

TS. Trịnh Quốc Vinh đại diện cho nhóm tác giả của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương trình bày tham luận tại Diễn đàn

Trong bài tham luận, nhóm tác giả đã nêu, đề xuất những lĩnh vực trọng điểm của ngành Công Thương có thể xem xét ứng dụng áp dụng công nghệ AI để nâng cao năng suất lao động như: Thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, năng lượng và điều tiết thị trường điện, công nghiệp chế biến và sản xuất thông minh, xuất nhập khẩu và phát triển thị trường quốc tế...

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, TS. Trịnh Quốc Vinh cho biết, theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: công nghiệp và thương mại, gồm năng lượng, công nghiệp chế biến - chế tạo, hóa chất, thương mại trong nước, xuất nhập khẩu, logistics, thương mại điện tử, kinh tế số và chuyển đổi số trong lĩnh vực Công Thương... Chính vì vậy, ngành Công Thương vừa là “lực kéo” sản xuất, vừa là “lực đẩy” thị trường của nền kinh tế, giữ vai trò chủ lực trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, đổi mới và hội nhập.

Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, hướng tới tầm nhìn 2045, ngành Công Thương xác định rõ sứ mệnh góp phần hiện thực hóa kỷ nguyên vươn mình - nơi năng suất, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành nền tảng then chốt cho phát triển nhanh và bền vững .

Nhóm nghiên cứu viên trẻ - đại biểu tham dự Diễn đàn của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương lựa chọn đề này xuất phát từ thực tiễn năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng khoảng 11,4% của Singapore và 35,4% của Malaysia theo sức mua tương đương.

Để “bứt phá” năng suất, không thể chỉ dựa vào những yếu tố truyền thống như lao động giá rẻ hay khai thác tài nguyên. Chúng tôi cho rằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới sẽ tạo nên bước nhảy vọt, không chỉ trong sản xuất, mà cả logistics, thương mại điện tử, năng lượng và xuất khẩu.

Đây là hướng đi tất yếu nếu Việt Nam muốn tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và công nghệ, chứ không còn phụ thuộc vào số lượng lao động hay mở rộng đầu tư đơn thuần” - TS. Trịnh Quốc Vinh chia sẻ.

Nhóm tác giả của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương (từ trái sang): TS. Trịnh Quốc Vinh - Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược Công Thương, ThS. Nguyễn Ngọc Tâm - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Quyền Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương và ThS. Nguyễn Quốc Khánh - Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương

Nhóm tác giả của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương (từ trái sang): TS. Trịnh Quốc Vinh - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, ThS. Nguyễn Ngọc Tâm - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Quyền Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương và ThS. Nguyễn Quốc Khánh - Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương

Đồng tác giả của bài tham luận, Th.S Nguyễn Ngọc Tâm cũng thông tin, từ thực tiễn công tác và làm việc trong Bộ Công Thương suốt nhiều năm qua, lĩnh vực nào cũng cần ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả, năng suất lao đông.

Tuy nhiên, đại biểu, Th.S Nguyễn Ngọc Tâm kiến nghị, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ AI trong các lĩnh vực trọng điểm của ngành như: “Thương mại điện tử giúp cá nhân hóa hành vi khách hàng, tối ưu bán lẻ, hỗ trợ chatbot và vận hành kho hàng thông minh; logistics hỗ trợ tối ưu hóa tuyến vận tải, dự báo nhu cầu kho bãi và phân tích chuỗi cung ứng theo thời gian thực.

Không chỉ vậy, ứng dụng AI trong sản xuất, phát triển ngành năng lượng sẽ giúp dự báo phụ tải điện, điều độ thông minh, giám sát thiết bị và tối ưu thị trường điện cạnh tranh.

Ứng dụng AI vào công nghiệp sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động từ bảo trì dự báo, kiểm tra chất lượng đến lập kế hoạch sản xuất thông minh...”.

Cách nhìn mới về AI và công nghệ mới

Vừa là Ban tổ chức Diễn đàn đồng thời là người truyền cảm hứng đến thế hệ trẻ, TS Đinh Ngọc Thạnh đánh giá, tham luận của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương đã đặt ra nhiều vấn đề đúng trọng tâm, đặc biệt là cách nhìn về AI và công nghệ mới không chỉ như một công cụ mà còn là “đòn bẩy thể chế” để ngành Công Thương tái cấu trúc quy trình và nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Điểm đáng chú ý là tham luận gắn với bối cảnh lớn: Việt Nam đang triển khai Chiến lược quốc gia về AI, chuyển đổi số và tận dụng cơ chế “sandbox” thử nghiệm công nghệ mà Quốc hội cho phép.

Việc nêu rõ thách thức và cơ hội trong dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cũng cho thấy tầm nhìn thực tiễn. Ngoài ra cũng mở thêm nhiều dư địa để khai thác thêm từ các ví dụ như trong AI trong vận hành thị trường điện hay dây chuyền dệt may thông minh, thông điệp “cửa sổ cơ hội để bứt phá” sẽ càng nổi bật và có giá trị định hướng. Đây là một tham luận có chiều sâu, phù hợp để truyền tải rộng rãi” - TS. Đinh Ngọc Thạnh đánh giá.

TS. Đinh Ngọc Thạnh (bên phải ảnh) đánh giá rất cao chất lượng bài tham luận từ nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương

GS. TS Bùi Thị Minh Hồng (thứ hai từ phải sang) chia sẻ, đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn từ bài tham luận của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương

GS. TS Bùi Thị Minh Hồng (thứ hai từ phải sang) chia sẻ, đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn từ bài tham luận của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương

ThS. Nguyễn Ngọc Tâm - Quyền Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương chụp ảnh bên cạnh poster các hoạt động của Đoàn Bộ Công Thương

ThS. Nguyễn Ngọc Tâm - Quyền Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương chụp ảnh bên cạnh poster các hoạt động của Đoàn Bộ Công Thương 

Tương tự, GS. TS Bùi Thị Minh Hồng - thành viên Ban Cố vấn Diễn đàn cũng nhìn nhận và đánh giá cao tham luận của nhóm tác giả đến từ Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương. Tuy nhiên, theo GS.TS Bùi Thị Minh Hồng, để nội dung này đi vào thực tế nhanh hơn, cần có rõ hơn các bước hành động có thể bắt đầu ngay.

Vừa là đại biểu tham dự Diễn đàn, vừa là tác giả của tham luận “Ứng dụng AI và các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động trong ngành Công Thương”, Th.S Nguyễn Quốc Khánh tin tưởng và kỳ vọng, Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu năm 2025 không chỉ dừng lại ở chia sẻ ý tưởng mà sẽ trở thành cầu nối giữa trí thức trẻ với các cơ quan hoạch định chính sách.

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu là chương trình thường niên được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức từ năm 2018.

Qua 5 kỳ diễn đàn, đã có sự tham gia của hơn 1.000 trí thức trẻ trong và ngoài nước đóng góp vào các chương trình, chính sách liên quan đến phát triển tài năng trẻ Việt Nam.

Qua các năm tổ chức Diễn đàn, Trung ương Đoàn đã thành lập Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu có cơ chế hoạt động, trao đổi thường xuyên của hơn 2.000 trí thức trẻ trên toàn thế giới.

 


Nguồn:Báo Công Thương Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website