A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các hình thái thương mại mới và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng hàng hóa trong đại dịch Covid-19

Ở Anh, việc sử dụng ATM trước đây giảm khoảng 6 - 14%/năm nhưng hiện đã giảm hơn một nửa. Đại dịch Covid-19 làm bùng nổ giao tiếp từ xa.

Một cuộc khảo sát với hơn 800 công ty do công ty tư vấn Gartner tiến hành trong năm 2020 cho thấy 88% các công ty đã và đang khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu người lao động làm việc tại nhà. Với việc hoạt động đi lại kinh doanh bị gián đoạn, nhiều công ty đã đưa ra các công cụ mới phục vụ các cuộc họp trực tuyến như công cụ Google Hangouts, GoToMeeting và Zoom.

Ảnh Lao Động

Do các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm ngặt trong dịch Covid-19, thương mại điện tử đã được đẩy mạnh để người tiêu dùng có thể mua bán hàng hóa mà vẫn duy  trì được nguyên tắc “ít tiếp xúc”. Trong tương lai, hình thức thương mại điện tử sẽ được lựa chọn nhiều hơn, cùng với đó việc sử dụng tiền mặt sẽ được thay thế bởi phương thức thanh toán trực tuyến, sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh hơn của ngành công nghệ tài chính (Fintech). Hiện đã có khoảng 31 quốc gia dỡ bỏ giới hạn thanh toán không tiếp xúc trong năm 2020 để hỗ trợ các biện pháp giãn cách xã hội.

Việc khám, chữa bệnh từ xa cho đến thời gian gần đây vẫn không phải là hoạt động y tế phổ biến cũng đang bắt đầu được để ý hơn. Tại Mỹ, gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD cũng có một phần hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Đại dịch Covid-19 có tác động hỗn hợp đối với thương mại điện tử.

Các biện pháp “giãn cách xã hội” và các yêu cầu “ở trong nhà” để phòng dịch sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của thương mại điện tự do người tiêu dùng hạn chế tới các chuỗi cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng và các quán bar.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng hóa của nước Pháp

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay của Pháp là đề xuất tái dịch chuyển hoạt động sản xuất về nước nhằm giảm sự phụ thuộc khi chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu hay chiến lược từ các nước châu Á bị gián đoạn.

Một số doanh nghiệp ủng hộ đề xuất này nhưng vẫn còn nhiều ý kiến không đồng tình vì cho rằng chi phí sản xuất thấp khi sản xuất ở nước ngoài là một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Pháp bắt đầu tiến trình phi công nghiệp hóa để tập trung phát triển một nền kinh tế toàn dịch vụ từ những năm 1970 - 1980. Hệ quả   là các nhà xưởng trong các ngành dệt may, luyện kim, lắp ráp ô tô, xưởng đóng tàu, tin học lần lượt dịch chuyển sang các nước khác phần đông là châu Á. Do chỉ giữ lại trong nước những hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng nên mức tỷ trọng trong ngành công nghiệp tại Pháp chỉ chiếm 12%. Nghiên cứu gần đây của Viện Thống kê Pháp cho thấy có đến 64% mặt hàng tiêu dùng là nhập khẩu. Riêng dược phẩm và hàng may mặc chiếm đến gần 80%. Khi dịch bệnh tấn công, Pháp nhận thấy rằng cán cân thâm hụt thương mại ngày càng lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với các nước khác trong khu vực và nhất là việc đang chậm trễ trong lĩnh vực công nghệ cao như mạng 5G, pin điện, tin học…

Khi đề xuất trên được đưa ra có rất ít doanh nghiệp Pháp tin rằng sẽ có một làn sóng hồi hương ồ ạt các nhà xưởng, nhất là trong lĩnh vực bào chế thuốc. Trong giai đoạn 2009 - 2020, chỉ có 144 dự án tái di dời nhà xưởng về Pháp và các dự án này chỉ tạo thêm được 1% việc làm trong ngành công nghiệp. Trước viễn cảnh không mấy lạc quan về hoạt động dịch chuyển sản xuất về nước, giới phân tích cho rằng Pháp nên chú trọng đến tái công nghiệp hóa, tập trung vào các ngành sản xuất ít thải khí carbon, kinh tế kỹ thuật số và phát triển 2 ngành công nghiệp chiến lược là tự động hóa và năng lượng.

Ý kiến này cũng nhận được sự  ủng  hộ của giới chính trị Pháp hơn là đề xuất tái dịch chuyển sản xuất. Hiện nay, phục hồi kinh tế, ổn định chính trị - xã hội đang trở thành bài toán khó cho nước Pháp trong giai đoạn Pháp vừa thoát khỏi giai đoạn cam go nhất của đợt chống dịch Covid-19. Để khôi phục nền kinh tế, ưu tiên trước mắt của chính phủ là đảm bảo việc làm cho người lao động bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm khác như khôi phục các hoạt động kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường cũng như chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.

Về các lĩnh vực cần thực hiện ngay, Pháp sẽ dành một khoản đầu tư lớn và bền vững để cải cách hệ thống y tế đồng thời cam kết tăng lương cho các nhân viên y tế. Ngoài ra, trong những tháng tới, Pháp dự kiến công bố một dự luật liên quan vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Đối với những người trẻ sẽ có một số ưu đãi tài chính nhằm thúc đẩy tạo việc làm. Tổng thống Pháp cam kết không tăng thuế đồng thời hoàn thành kế hoạch cải cách lương hưu vốn bị gián đoạn vì đại dịch.


Tác giả: An Bình (tổng hợp)

Tin nổi bật

Liên kết website