A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đoàn Trưởng các Cơ quan đại diện nước ngoài

Ngày 19/10/2021, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đoàn Trưởng các Cơ quan đại diện nước ngoài do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng làm Trưởng đoàn.

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/338d404796d75f8906c6_e83da.jpg

Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn Trưởng các Cơ quan đại diện của Bộ Ngoại giao gồm 24 đồng chí, trong đó, có 3 đồng chí là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và 21 đồng chí là đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao. Về phía Bộ Công Thương còn có Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ…

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/2021_10_21_02_22_3511_12278.jpg

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã cung cấp thông tin về hoạt động của Đoàn, trao đổi một số nội dung nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Ngoại giao cũng như giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với Bộ Công Thương. Đồng thời khẳng định, Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công Thương trong công tác thực hiện nhiệm vụ chung, hối hợp thực thi, tận dụng cơ hội từ các FTA, phát triển xuất khẩu, giới thiệu, quảng bá hàng hóa Việt Nam tại các nước…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng các đồng chí vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/2021_10_21_02_22_3512_ef3d1.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng các đồng chí Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Theo Bộ trưởng, hậu Covid-19, cả thế giới đang thay đổi, trong tầm nhìn, tư duy và hành động. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, với “độ mở” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay (được nhiều chuyên gia kinh tế nói, độ mở lên tới hơn 200%), với 17 Hiệp định thương mại tự do, đòi hỏi độ nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, độ thích ứng nhanh và cách đi phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, cần sự hợp tác, giúp đỡ của Bộ ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc nắm bắt, cung cấp thông tin; giới thiệu kinh nghiệm; Phối hợp thực thi các FTA và tiếp tục đàm phán vác chương trình hợp tác mới; Giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/4feb609bb70b7e55271a_4dc14.jpg

Bộ Công Thương là Bộ có chức năng quản lý nhà nước đa ngành về kinh tế, bao gồm nhiều lĩnh vực trọng yếu, trong đó, có những vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm.

Những năm qua, nhất là gần 2 năm nay, tuy gặp phải những khó khăn thách thức rất lớn, nhưng ngành Công Thương nói chung và Bộ Công Thương nói riêng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng và có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội, đồng thời, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2020, Việt Nam là số ít nước có tăng trưởng dương với 2,9%, 6 tháng năm 2021 vẫn tăng trưởng 5,6%.

Có được những thành quả như vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, bên cạnh những nỗ lực của toàn Ngành là sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ ngoại giao, các Đại sứ...

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị:

Một là, Bộ Ngoại giao và các Đại sứ, Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc triển khai, thực thi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước; Đồng thời hỗ trợ đàm phán, tiếp tục tháo gỡ khó khăn để có thể ký kết các Hiệp định mới; Tìm kiếm thêm cơ hội phát triển đất nước.

Hai là, thu thập thông tin, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của các nước trong hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp; tổ chức thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế thương mại, nhất là trong bối cảnh hậu Covid-19 và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Ba là, hỗ trợ, giúp đỡ Bộ Công Thương và các cơ quan, đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại tiếp tục làm tốt việc quảng bá, giới thiệu hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài; Cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, Hiệp hội, ngành hàng nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp trong nước với thị trường nước ngoài…

Bốn là, hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, vấn đề xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nâng cao nội lực của kinh tế đất nước, tránh lệ thuộc quá cao và đầu tư nước ngoài... là những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các Đại sứ giúp đỡ để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để thực hiện thành công mục tiêu đó.

Năm là, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cán bộ làm công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Trưởng các Cơ quan đại diện phối hợp giao việc, chỉ tiêu, đánh giá; Hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ; Tạo điều kiện để được tham dự lớp online, bảo đảm quyền lợi lâu dài; Hưởng các chính sách linh hoạt (hàm ngoại giao…).

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/2021_10_21_02_22_3513_58bc7.jpg

Bộ Công Thương ghi nhận, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam, các tham tán thương mại là cầu nối hiệu quả giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Thời gian tới, các Cơ quan đại diện tiếp tục làm tốt hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, vai trò của thương vụ được nâng cao… nhằm phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của đất nước.  


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website