A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách giảm lệ phí trước bạ không tạo được đột phá, thiếu hụt phụ tùng ngày càng nghiêm trọng

Chính sách giảm phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã kết thúc. Trái ngược với kỳ vọng, thị trường ô tô nội địa Việt Nam chỉ tăng trưởng khiêm tốn và không tạo được đột phá trong việc vực dậy doanh số.

Ngược lại, doanh số xe nhập khẩu không được hưởng lợi từ chính sách lại tăng mạnh. Điều này có được là nhờ các thương hiệu Nhật Bản, chiếm phần lớn lượng xe nhập khẩu như Toyota và Honda, đã đảm bảo được lượng tồn kho tương đối ổn định mặc trong bối cảnh việc thiếu hụt phụ tùng linh kiện toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Giảm 50% phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước từ 1/12

Mặc dù kết quả không được như kỳ vọng, nhưng Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên “My car”(xe cá nhân), nên tiềm năng tăng trưởng vẫn tương đối lớn. Theo đó, doanh số xe dự kiến sẽ tăng mạnh khi sản xuất phục hồi. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, ngành phụ tùng và nội thất xe cũng đang nhận được nhiều sự chú ý khi thị trường ô tô cho thấy đà tăng trưởng.

Chính sách miễn giảm lệ phí trước bạ kết thúc, ổn định cung cầu sẽ quyết định thành bại thị trường 

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã công bố tổng doanh số bán hàng của các công ty thành viên trong tháng 5/2022 đạt 43.816 chiếc, tăng 3,4% so với tháng trước. Trong đó, bao gồm 35.210 xe du lịch (tăng 5% so với tháng trước), 7929 xe thương mại (giảm 0,8%) và 677 xe chuyên dụng (giảm 13%). Theo nguồn gốc, có 25.580 chiếc ô tô được sản xuất lắp ráp trong nước đã được bán ra trong tháng 5, tăng khoảng 1%, trong khi doanh số ô tô nhập khẩu (CBU) đạt 18.236 chiếc, tăng 7% so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 5/2022, tổng doanh số của các công ty thành viên VAMA đạt 176.681 chiếc, tăng 39% so với năm 2021. Trong đó, xe du lịch tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021 lên 143.109 chiếc, trong khi xe thương mại giảm 5% xuống 33.677 chiếc. Lượng xe chuyên dụng tăng 21% lên 2.895 chiếc.

5 tháng đầu năm, doanh số xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 105.022 chiếc, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng 29% lên 71.659 chiếc.

Theo báo cáo bán hàng của VAMA và TC Group (nhà phân phối thương hiệu Hyundai, Thành Công Group), mẫu xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 5 là Toyota Vios với 3887 chiếc. Tiếp theo là Mitsubishi Xpender (1979 chiếc), Mazda CX-5 (1880 chiếc), Hyundai Accent (1824 chiếc), Kia Seltos (1737 chiếc), Toyota Corolla Cross (1717 chiếc), Kia K3 (1684 chiếc), Ford Ranger (1675 chiếc), Honda City (1664 chiếc) và Mazda 3 (1500 chiếc).

Các chuyên gia đánh giá, tháng 5/2022 là tháng cuối cùng thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ xe theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ nhưng chưa tạo được đột phá như năm ngoái.

Nguyên nhân chính là do nguồn cung các mẫu xe phổ thông không đáp ứng kịp nhu cầu do thiếu hụt các linh kiện công nghệ cao trong đó có chip bán dẫn, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng của các công ty trong nước.

Với Hyundai Motor Company, công ty chỉ sản xuất lắp ráp trong nước tại Việt Nam, tổng doanh số tháng 5/2022 là 6.490 chiếc, giảm 6,8% so với tháng 4/2022. Theo công bố của TC Group. Hyundai đã bán được 32.119 xe cho khách hàng trong 5 tháng đầu năm 2022, khi chính sách giảm lệ phí trước bạ được áp dụng, tăng 12,8% so với 28.477 xe cùng kỳ năm 2021. Năm 2021 thị trường ô tô bị đình trệ do đại dịch và năm nay tiêu thụ ô tô đã bắt đầu gia tăng khi làn sóng Covid suy giảm, nhưng mức tăng này là không đáng kể.

Nhu cầu đối với nhiều mẫu xe phổ thông như Santa Fe và Tucson đã vượt quá nguồn cung, mẫu xe Kona của Hyundai Motor cũng ngừng sản xuất và phân phối từ tháng 6/2022 do thiếu hụt phụ tùng.

Mặt khác, ô tô nhập khẩu đang có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, sản lượng và kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam lần lượt là 13.905 chiếc và 352 triệu USD, tăng hơn 5% so với tháng trước đó và tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, tháng 5 là tháng ô tô nhập khẩu Việt Nam đạt con số cao nhất kể từ đầu năm, và cũng là tháng thứ hai liên tiếp có lượng ô tô nhập khẩu vượt mốc 13.000 chiếc. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường ô tô nhập khẩu đang có xu hướng phục hồi.

Trong tháng 5, lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia đạt 9854 chiếc, chiếm 70,9% lượng ô tô nhập khẩu, chủ yếu là các mẫu xe thương hiệu Nhật Bản như Toyota, Honda, Isuzu và Mitsubishi.

Một số mẫu xe mới sắp được ra mắt và phiên bản nâng cấp của nhiều mẫu xe cũng được nhập khẩu, bao gồm các phiên bản nâng cấp của Honda HR-V, Isuzu mu-X, Ford Everest thế hệ tiếp theo và Nissan Almera từ Thái Lan. Ngoài ra, còn có phiên bản nâng cấp của Mitsubishi Expander cũng được nhập khẩu từ Indonesia.

Một quan chức của Toyota Việt Nam chỉ ra rằng: "Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thiếu hụt bán dẫn toàn cầu và sự gia tăng nhanh chóng của giá nguyên vật liệu đầu vào do ảnh hưởng của đại dịch cũng như sự bất ổn của tình hình chính trị thế giới”. Vị này cho biết thêm: “Sự ổn định của cung cầu linh kiện phụ tùng sẽ có phát huy ảnh hưởng tới thị trường trong thời gian tới".

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ đã phát huy tác dụng khi phân tích dữ liệu về doanh số ô tô trong 5 tháng đầu năm. Thực tế cho thấy, cộng dồn doanh số bán xe trong nước tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức tăng xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ dừng ở con số 29%.

Trao đổi với truyền thông trong nước, các chuyên gia thị trường cho biết: “Người tiêu dùng đã nắm bắt cơ hội nhận để hưởng lợi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong nước, áp dụng từ ngày 1 tháng 12 năm 2021 đến ngày 31 tháng 5 năm 2022.” “Đặc biệt, chính sách lần này không chỉ phục hồi nhu cầu của người tiêu dùng mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng của VAMA trong 5 tháng đầu năm bằng việc buộc một số hãng xe nhập khẩu phải tăng cường khuyến mại để cạnh tranh với xe trong nước.” 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website