A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điện thoại tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Theo Ericsson, số lượng đăng ký điện thoại trên toàn thế giới vượt qua con số 6 tỷ người và dự báo ​đến năm 2026, số lượng đăng ký điện thoại thông minh sẽ tăng lên 7,516 tỷ người.

Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là những quốc gia có số lượng người dùng điện thoại cao nhất thế giới. Ngành công nghiệp điện thoại thế giới đã và đang phát triển ổn định, cả về quy mô thị trường và mẫu mã.

Theo Statisa, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu đạt 1.495,96 triệu chiếc trong năm 2016, năm 2019 đạt 1.540,66 triệu chiếc, dự báo sẽ khoảng ​đạt 1.556,67 triệu chiếc vào năm 2026, đạt tốc độ CAGR là 1,69% trong giai đoạn năm 2021 - 2026.

Sự tăng trưởng do một số yếu tố như nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số đang tăng tốc từ thị trường trên thế giới, nhu cầu gia tăng từ các ứng dụng WFH và tự động hóa công nghiệp cũng như sự xuất hiện của mạng 5G, công nghệ AI tiên tiến và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Trong đó, các yếu tố như tăng thu nhập khả dụng, sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông, sự xuất hiện của điện thoại mạng 5G là nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường điện thoại.

Theo Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng (CTA), doanh thu từ điện thoại thông minh đạt 77,5 tỷ USD trong năm 2019, do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2020 doanh thu trên toàn cầu đạt 71 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. CTA dự báo ngành công nghiệp điện thoại thông minh sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021, đạt 78 tỷ USD.

Triển vọng của người tiêu dùng, học tập và làm việc tại nhà, cùng với nhu cầu bị dồn nén từ năm 2020, đang thúc đẩy doanh số bán điện thoại vào năm 2021. Ngoài ra, người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu cho các mặt hàng khi tình hình đại dịch được cải thiện ở nhiều nơi thế giới và thị trường được mở ra với việc mạng 5G được mở rộng nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã phá vỡ nghiêm trọng sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường điện thoại. Vì Trung Quốc là trung tâm sản xuất toàn cầu của hầu hết các thiết bị và linh kiện này, lĩnh vực sản xuất điện thoại đã bị ảnh hưởng bất lợi bởi các lô hàng bị trì hoãn và sự phát triển yếu kém của các sản phẩm thế hệ tiếp theo.

Sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất điện thoại do cung cầu sẽ không cân bằng và có thể làm tăng giá bán trung bình của điện thoại thông minh trên toàn cầu. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh, đặc biệt là phân khúc cao cấp đã chứng kiến ​ sự sụt giảm do xu hướng cắt giảm chi tiêu xa xỉ của khách hàng và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu do đại dịch.

Tình hình xuất khẩu

Hiện nay tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước bởi đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điện thoại có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm. Năm 2020, mặc dù toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 51,184 tỷ USD, vẫn đứng ở vị trí thứ nhất, chiếm 18,1% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện

Hiện thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện có mức độ phân bố xuất khẩu tương đối tốt tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, UAE, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Anh, ASEAN chiếm 79,5% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016, đến năm 2020 chiếm 86,1%, tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019, do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng thiết bị liên lạc tăng hơn trong thời gian giãn cách xã hội.

Điện thoại từ Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 50 thị trường trên thế giới và khai thác tốt các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Dẫn đầu tiêu thụ nhóm điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng đầu năm 2021 là Trung Quốc đạt 8,062 tỷ USD, chiếm 22,8% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp đến là Mỹ đạt 6,240 tỷ USD, chiếm 17,7% tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại thì từ đầu năm 2021 đến nay, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam.

Theo ước tính kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2021 đạt 5,9 tỷ USD, tăng 24,9% so với tháng trước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 35,677 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 7/2021 đạt 4,724 tỷ USD, tăng 43,4% so với tháng 6/2021, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,777 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nhưng sản xuất nhóm linh kiện điện thoại tăng tới 40%; sản xuất điện thoại di động các loại tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020 và trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã sản xuất trên 128 triệu chiếc điện thoại các loại và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Các loại và linh kiện, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020; Thị trường EU-27 đứng thứ 3 về kim ngạch đạt 4,723 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,4% tỷ trọng xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện. Hàn Quốc đạt 3,168 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đạt 2,139 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài thị trường Trung Quốc, UAE vẫn tăng mạnh mua điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu hàng điện thoại của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông tăng mạnh 62,2% so với cùng kỳ năm 2020 với 1,684 tỷ USD.

Đặc biệt, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đang tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng tại các khu vực như châu Phi có: Nigiêria, Ai Cập, Nam Phi; Khu vực Mỹ Laitinh có Chilê, Côlombia, Pêru, Achentina; Các nước khu vực Trung Đông và Ấn Độ… trong 8 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng tốt, tiếp tục thể hiện là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đây là những tín hiệu đáng mừng, sẽ đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.

Triển vọng xuất khẩu

Những diễn biến thời gian gần đây như căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Điển hình có thể kể đến hàng loạt đối tác gia công lớn của Apple, LG như Foxcon, Luxshare, GoerTek, Compal đều có các nhà máy đặt tại Việt Nam hoặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang.

Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 gần đây tại khu vực châu Á gây gián đoạn chuỗi cung ứng điện thoại di động, có thể làm giảm lượng hàng xuất xưởng và làm chậm trễ việc giao hàng trong những tháng cuối năm 2021. Các nhà sản xuất điện thoại và các nhà cung cấp linh kiện đang cố gắng giảm bớt tác động của Covid-19, nhưng tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu thô, linh kiện đầu vào, cũng như hạn chế vận chuyển đang gây áp lực lên hoạt động sản xuất và hậu cần.

Trong đó, tác động lớn nhất đến thị trường điện thoại là linh kiện bán dẫn đang trong tình trạng khan hàng và giá tăng. Sự thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến các ngành sản xuất từ ô tô đến máy chơi trò chơi điện tử, máy tính và điện thoại sẽ tiếp theo trong danh sách. Dù vậy, ngành sản xuất điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Giai đoạn hậu Covid-19, sẽ có sự chuyển dịch sản xuất cơ học của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử sang Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để trở thành vệ tinh, cung cấp linh kiện, phụ kiện cho họ.

Năm 2021 xuất khẩu điện thoại của Việt Nam tiếp tục sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc, truyền thông cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội tăng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất điện tử trong nước. Dự báo kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn tăng trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2021 sẽ đạt khoảng 53 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2020.


Tác giả: An Bình (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website