A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản xuất công nghiệp của Nga trên đà phục hồi mạnh mẽ

Trong 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga đã phục hồi mạnh trở lại, đạt 104,4% từ mức 97,7% trong 7 tháng đầu năm 2020. Mức tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2021 là do trong cùng thời kỳ năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp ở mức thấp bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Cơ quan thống kê Nga (Rosstat), kinh tế Nga giảm 3,1% vào năm 2020, đây là mức giảm mạnh nhất trong 11 năm qua. Kinh tế Nga giảm trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, khi chính sách đóng cửa được áp dụng và nhu cầu dầu trên thế giới giảm mạnh.

Tình hình sản xuất công nghiệp của Nga giảm xuống mức rất thấp trong năm 2020, đạt 97,9% từ mức 103,4% trong năm 2019. Tính chung trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga có tốc độ bình quân giảm 0,9%.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga đã phục hồi mạnh trở lại, đạt 104,4% từ mức 97,7% trong 7 tháng đầu năm 2020. Mức tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2021 là do trong cùng thời kỳ năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp ở mức thấp bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Chỉ số công nghiệp tăng trưởng cả ở 4 lĩnh vực trong 7 tháng đầu năm 2021 như: chỉ số khai khoáng và khai thác đạt 101,5% từ mức 94,7% trong 7 tháng đầu năm 2020; chỉ số ngành sản xuất đạt 105,6% từ mức 100,4%; cung cấp điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí đạt 107,6% từ mức 96,5%; cung cấp nước; xử lý nước, tổ chức thu gom và sử dụng chất thải, các hoạt động loại bỏ ô nhiễm đạt 121,0% từ mức 97,5%.

Trong tháng 7/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga có dấu hiệu giảm tốc so với mức tăng mạnh liên tục kể từ tháng 4/2021, nhưng vẫn tăng 6,8% so với mức giảm 5,7% trong tháng 7/2020. Trong đó, chỉ số ngành cung cấp nước; xử lý nước, tổ chức thu gom và sử dụng chất thải, các hoạt động loại bỏ ô nhiễm có mức giảm nhanh nhất đạt 16,7% trong tháng 7/2021 từ mức 33,5% trong tháng 6/2021; Tiếp theo chỉ số ngành sản xuất trong tháng 7/2021 đạt 3,4% từ mức 7,6% trong tháng 6/2021. 

Các ngành khác như khai khoáng và khai thác cũng giảm tốc trong tháng 7/2021, đạt 11,6% trong tháng 7/2021, từ mức 13,7% trong tháng 6/2021; cung cấp điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí đạt 6,5% từ mức 8,1% trong tháng 6/2021.

Hầu hết các lĩnh vực sản xuất tiêu dùng của Nga có xu hướng giảm trong tháng 7/2021 cụ thể: Sản xuất hàng dệt may đạt 102,4% từ mức 106% trong tháng 6/2021; sản xuất quần áo đạt 88,5% từ mức 103,8%; sản xuất da và các sản phẩm từ da đạt 108,6% từ mức 112%; chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm bằng gỗ.

Sản xuất công nghiệp của Nga đang có xu hướng phục hồi mạnh trở lại. Theo đó, hoạt động ngoại thương của Nga cũng tăng mạnh. Theo số liệu thống kê từ cơ quan hải quan Nga, trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại của Nga đạt 420,8 tỷ USD và tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thặng dư thương mại của Nga trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 95,5 tỷ USD, tăng 181,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Nga xuất khẩu hàng hoá đạt 258,2 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu hàng hoá của Nga đạt 162,6 tỷ USD và tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga lên 3,2% vào năm 2021 và duy trì tốc độ này sang năm 2022. Dự báo này khả quan hơn so với mức tăng 2,9% và 3,2% tương ứng cho hai năm trên được đưa ra hồi tháng 3/2021. Điều này cho thấy nền kinh tế Nga đang phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra. Kinh tế phục hồi thì nhu cầu tiêu thụ hoá và nhập khẩu hàng hoá chế biến xuất khẩu tăng nhanh tại thị trường Nga.

 Trong khi đó ngành công nghiệp của Nga chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng, theo đó và nứa, trừ đồ nội thất, sản xuất các sản phẩm bằng rơm và vật liệu tết bện đạt 106,2% từ mức 109,5%... Ngoại trừ một số ngành sản xuất có chỉ số tăng trong tháng 7/2021 như: hoạt động in ấn và sao chép của các hãng thông tin; sản xuất thuốc và nguyên liệu dùng cho y tế; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc và thiết bị.

Nga có nhu cầu lớn trong nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và sản xuất, cụ thể: Trong 7 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu máy móc thiết bị với tỷ trọng lớn nhất chiếm 49,6% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là nhóm hàng hoá chất chiếm 18,1%, trị giá nhóm hàng này tăng 24,5%; Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm lương thực và nguyên liệu để sản xuất trong 7 tháng đầu năm 2021 chiếm 11,8%, trị giá tăng 13,4%; Tỷ trọng nhóm hàng dệt may và da giày trong chiếm 5,8%, trị giá nhập khẩu tăng 15,6%; Tỷ trọng nhóm hàng kim loại và sản phẩm kim loại chiếm 6,9% tổng trị giá nhập khẩu, tri giá tăng 28,8%…

Đáng chú ý, trong cơ cấu các mặt hàng tiêu dùng Nga có nhu cầu nhập khẩu đều là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: Điện tử, dệt may, da giày…

Đáng chú ý, thương mại giữa Nga và Việt Nam đã tăng mạnh, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) đã có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Tình hình thương mại giữa Nga và Việt Nam trong giai đoạn năm 2016 - 2020 tăng trưởng đáng kể, với tốc độ

Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất điện thoại các loại và linh kiện sang thị trường Nga, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 671,2 triệu USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tiếp theo đều tăng như: Máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử đạt 307,99 triệu USD, tăng 10,7%; Hàng dệt may đạt 247 triệu USD, tăng 51%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

đạt 134,1 triệu USD, tăng 84%; Hàng thuỷ sản đạt 114,7 triệu USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga nhưng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao như: Cao su đạt 18,9 triệu USD, tăng 260,8%; Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù tăng 56,5%; Sản phẩm gốm sứ đạt 1,3 triệu USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu là rất cần thiết trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Với dân số gần 145,88 triệu người, cùng với những ưu đãi thuế quan khi Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại tự do (FTA), Nga hiện đang là thị trường truyền thống của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng. Trong đó, hàng dệt, may của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nga, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang Nga chỉ đạt trung bình 191 triệu USD.


Tác giả: An Bình tổng hợp
Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website