A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tạo thuận lợi thương mại giúp giảm các chi phí đang có xu hướng gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thương mại thương mại thế giới. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cao khiến Châu Á - Thái Bình Dương dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các chính sách thương mại hạn chế, dẫn đến chi phí thương mại tại khu vực có xu hướng tăng cao. Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp giảm các chi phí này, tăng cường khả năng phục hồi cho các nền kinh tế.

Theo Báo cáo về thuận lợi hóa thương mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2021 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc về châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sau khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì đại dịch, chi phí vận chuyển tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dịch Covid-19 khiến các công ty vận tải biển phải thực hiện cắt giảm công suất trên quy mô lớn, tình trạng tắc nghẽn cảng diễn ra nghiêm trọng, tình trạng thiếu container rỗng và một số cảng lớn đóng cửa một phần, dẫn đến cước vận chuyển tăng cao hơn ở các tuyến đường dài, chẳng hạn như tuyến châu Á - châu Âu và châu Á - Bắc Mỹ. 

Cước vận chuyển hàng hóa tại các tuyến này đã tăng khoảng 4 – 8 lần trong vòng 1 năm. Việc thực hiện 31 biện pháp tạo thuận lợi thương mại chung và chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2021 đã giúp hàng hóa lưu thông khắp khu vực, Thực hiện tạo thuận lợi thương mại giúp giảm các chi phí đang có xu hướng gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thương mại thương mại thế giới. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cao khiến châu Á - Thái Bình Dương dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các chính sách thương mại hạn chế, dẫn đến chi phí thương mại tại khu vực có xu hướng tăng cao. Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp giảm các chi phí này, tăng cường khả năng phục hồi cho các nền kinh tế.

Theo trang tin Nikkei Asia (Nhật Bản), chi phí vận chuyển trên tuyến từ Trung Quốc đến Bờ Tây Hoa Kỳ đã giảm từ 15.000 USD xuống còn 8.000 USD/FEU (1 container loại 40 feet). Đồng thời, mức chi phí vận chuyển container giao ngay trên tuyến từ Trung Quốc đến Bờ Đông Hoa Kỳ cũng giảm từ 20.000 USD xuống còn 15.000 USD/FEU. Cho đến nay, Australia, New Zealand đang dẫn đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương về thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, tiếp theo là Đông Á, Đông Nam Á và các biên giới khu vực Đông Timor-Leste như Trung Quốc, Ấn Độ.

Nghiên cứu của UNESCAP- ADB cho thấy, việc đóng cửa biên giới, kiểm soát xuất khẩu và các giao thức đảm bảo sức khỏe và an toàn đã làm gián đoạn sản xuất và dòng chảy hàng hóa qua các biên giới quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp các mặt hàng quan trọng như thực phẩm, thiết bị bảo vệ cá nhân và vắc xin. Chuỗi cung ứng còn bị gián đoạn bởi thiên tai, dịch bệnh, chính sách thương mại hạn chế; thiếu lao động do hạn chế đi lại và sợ lây nhiễm; hạn chế về lưu trữ nông sản sau thu hoạch; hạn chế và tắc nghẽn cảng, dẫn đến sự hư hỏng nhiều hàng hóa và gia tăng chất thải thực phẩm do thiếu kho bảo quản lạnh; thu hồi vốn đầu tư... Trong khi đó, nhiều quốc gia vẫn thiếu các kế hoạch tạo thuận lợi thương mại dài hạn để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó các cuộc khủng hoảng, thậm chí sử dụng những chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu sản xuất và mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh.

Đại dịch Covid-19 đã trở thành một thử thách lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu và đòi hỏi phải có sự thay đổi mô hình trong quản lý chuỗi cung ứng. Ngay cả sản xuất và cung cấp vắc xin cũng cần đến “công năng” của thuận lợi hóa thương mại mới có thể bao phủ tới những quốc gia kém phát triển (LLDCs) dễ bị tác động nhất. Do đó, sự hỗ trợ và hợp tác toàn cầu và khu vực nhanh chóng nhằm đảm bảo cung cấp liên tục các mặt hàng là rất quan trọng. Khoảng 2/3 trong số 20 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại mới để giảm thiểu gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đẩy mạnh các biện pháp liên quan đến minh bạch và phối hợp thể chế, đơn giản hóa thủ tục hải quan, đẩy nhanh tiến độ thông quan. Tất cả các tiểu vùng đã đạt được tiến bộ về thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Tỷ lệ các biện pháp, chính sách tạo thuận lợi thương mại của các nước châu Á – Thái Bình Dương đều tăng kể từ năm 2019 đến nay.

Đại dịch cũng đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển sang số hóa thương mại, nên cần nhiều nỗ lực hơn để tận dụng công nghệ kỹ thuật số để hợp lý hóa các thủ tục hải quan và trao đổi thông tin điện tử, đồng thời thực hiện các cơ chế một cửa quốc gia và khu vực để nộp và thông quan tài liệu. Số hóa và chính sách tạo thuận lợi thương mại sẽ làm cho thương mại bền vững và bao trùm hơn, không ai nào bị lùi lại phía sau, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ và ngành nông nghiệp. Đại dịch đã làm bật vai trò của thuận lợi hóa thương mại trong việc đảm bảo vận chuyển nhanh chóng các mặt hàng y tế và thiết yếu khác. Tạo thuận lợi thương mại như một công cụ hiệu quả làm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Có thể thấy từ số liệu tổng hợp của UNESCAP và ADB, chi phí thương mại của các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã giảm sau khi các nền kinh tế này thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Đặc biệt, càng thực hiện tạo thuận lợi ở nhiều lĩnh vực thì các chi phí thương mại càng giảm nhiều hơn. Cụ thể, việc thực hiện các chính sách thuận lợi hóa thương mại theo những cam kết bắt buộc, và trong cả các lĩnh vực không bắt buộc, trong thương mại không giấy tờ xuyên biên giới đã giúp chi phí thương mại liên quan giảm đến 13,4%, giảm sâu hơn nhiều so với việc chỉ thực hiện thuận lợi hóa theo khía cạnh bị ràng buộc phải thực hiện. 

Theo đó, các nền kinh tế cần nỗ lực hợp tác quốc tế sâu rộng hơn, tiếp cận đa phương để tạo thuận lợi thương mại; Giải quyết các tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật, khả năng tương tác của hệ thống, thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và hiệp ước thương mại không giấy tờ của Liên hiệp quốc; Tăng cường hỗ trợ chuyển đổi số; Hỗ trợ có mục tiêu cho các nhóm dễ bị tổn thương; Mua và phân phối vắc xin công bằng; Hỗ trợ hậu cần logistics và xử lý vắc xin; Hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng và thương mại…


Tác giả: An Bình
Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website