A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình chuyên sâu về xuất xứ hàng hóa – triển khai Hiệp định UKVFTA

Để góp phần nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức cấp C/O, chiều ngày 31/10, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương sẽ tổ chức chương trình trực tuyến chuyên sâu về xuất xứ hàng hoá - triển khai Hiệp định UKVFTA.

Chương trình nhằm trao đổi với các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức cấp C/O những quy định xuất xứ cập nhật đối với hàng hóa xuất khẩu đi Vương quốc Anh như: 

- Cộng gộp vải Hàn Quốc

- Cơ chế chứng nhận xuất xứ khi GSP UK chấm dứt (01/01/2023)

- Một số điểm khác biệt tại UKVFTA so với FTA Việt Nam tham gia

- Phương án cấp C/O cho lô hàng chia nhỏ tại EU rồi đưa sang UK

- Một số điểm sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2018/NĐ-CP

- Giải đáp vướng mắc triển khai Thông báo 257/TB-BCT về việc in C/O 

- Cập nhật chuyển đổi PSR tại AJCEP, RCEP, …

Chương trình chi tiết tại file đính kèm. 

Link đăng ký tại đây: https://forms.gle/mMJGYEoRZQrXawZ17

Link tham dự chương trình: https://youtu.be/aeIrNq_jW4

Chương trình sẽ được diễn ra vào lúc 15h:00 ngày 31/10/2022 theo hình thức trực tuyến.

Đây là chương trình thiết thực giúp khai thác hiệu quả công cụ xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi thuế quan trong các FTA, thúc đẩy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thời kỳ hậu Covid và thương mại quốc tế diễn biến phức tạp.

Đối với thương mại, lợi ích của việc nắm bắt thông tin và hiểu đúng quy định xuất xứ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế đối với bạn hàng quốc tế.

"Thông qua việc thực hiện tốt quy định về xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp khẳng định uy tín đối với cơ quan, tổ chức nhà nước liên quan trong việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu và thuận lợi hơn trong các lĩnh vực khác", bà Hương nhấn mạnh.

Đối với các cơ quan, tổ chức cấp C/O, thông tin, tài liệu triển khai về xuất xứ hàng hóa theo UKVFTA sẽ được cập nhật từ công tác đàm phán thực tế cấp C/O và dữ liệu mới nhất nhằm áp dụng Hiệp định một cách có hiệu quả.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA triển khai thực hiện từ ngày 01/3/2021 áp dụng cộng gộp xuất xứ vải của Hàn Quốc được sử dụng và coi như vải có xuất xứ trong khuôn khổ EVFTA để sau đó sản xuất xuất khẩu hàng dệt may với chương 61, 62 xuất khẩu đi EU thì hàng hóa được coi có xuất xứ theo các quy tắc xuất xứ tương ứng của sản phẩm. Trong chuỗi chương trình triển khai các hiệp định FTA thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA và CPTPP, Cục Xuất nhập khẩu sẽ có một số chương trình trực tuyến hoặc trực tiếp để cập nhật cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến thực tế triển khai quy tắc xuất xứ trong các hiệp định tương ứng.

Đối với UKVFTA, hiện nay Bộ Công Thương Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục và phía Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục trong nước để thông báo với phía Hàn Quốc. Chúng tôi rất hy vọng rằng trong thời gian tới khi mà Hàn Quốc cũng thông báo việc hoàn tất thủ tục, hai bên có thể ký kết công hàm trao đổi liên quan đến việc áp dụng cộng vụ vải nguyên liệu xuất xứ Hàn Quốc thì vấn đề này sẽ được triển khai trong khuôn khổ UKVFTA.

Hiệp định UKVFTA được ký chính thức tại Luân Đôn, Vương quốc Anh (UK) ngày 29/12/2020, được áp dụng tạm thời từ ngày 01/01/2021, và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/5/2021. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch song phương Việt Nam - UK trong năm 2021 đạt 6,61 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng 17,24%, cơ bản đã phục hồi được về mức kim ngạch năm 2019 sau một năm giảm sâu do tác động của dịch COVID-19.

Nhờ sự ưu đãi của UKVFTA dành cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh tại Việt Nam, các cơ hội luôn sẵn có trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như giáo dục, Vương quốc Anh là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành giáo dục của Việt Nam. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Việt Nam thích giáo dục tư thục hơn các trường công lập, tạo ra một thị trường rộng lớn cho các cơ sở tư nhân, trung tâm đào tạo tiếng Anh và trường dạy nghề. Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam tiếp tục mở rộng nhanh chóng và mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh.


Tác giả: Hà Anh

Tin nổi bật

Liên kết website