A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

OCOP Hậu Giang: Góp phần nâng cao giá trị nông sản

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Là tỉnh có lợi thế về ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm sinh thái đặc thù, Hậu Giang có điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn loại nông sản mang tính đặc trưng riêng để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 92 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao.

Sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang. Ảnh: nongnghiep.vn

Trong đó, huyện Phụng Hiệp có 42 sản phẩm, hợp tác xã Kỳ Như có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tại địa phương, với 11 sản phẩm có nguyên liệu từ cá thát lát; Thành phố Vị Thanh có 44 sản phẩm; Huyện Châu Thành có 38 sản phẩm; Huyện Châu Thành A có 33 sản phẩm; Huyện Vị Thủy có 28 sản phẩm; Thị xã Long Mỹ có 36 sản phẩm; Huyện Long Mỹ 26 sản phẩm và thành phố Ngã Bảy có 19 sản phẩm.

Hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang đều được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp như: ISO, VietGap, GlobalGap, GMP, HACCP… cùng với công nghệ sản xuất, chế biến ngày càng tiến bộ, các chủ thể OCOP đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, đổi mới mẫu mã, bao bì, tem nhãn sản phẩm... từ đó tạo ra các sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa mang tính thẩm mỹ cao, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Có thể khẳng định, từ những sản phẩm OCOP, Hậu Giang đã và đang nâng tầm giá trị nôsản, góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho địa phương.

Thời gian qua, Sở Công Thương Hậu Giang đã xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tại thành phố Vị Thanh, nhằm đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm OCOP của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong nước thông qua một số hệ thống bán hàng lớn như Bách hóa xanh, Co.opMart, Vincom…

Cùng với đó, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát huy giá trị sản phẩm OCOP, đưa nông sản địa phương vươn xa trên thị trường rộng lớn, một số sản phẩm trái cây, sản phẩm từ cá thát lát đã và đang xuất qua thị trường quốc tế như EU, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc…


Nguồn:Báo Công Thương Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website