A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu Luật Dầu khí năm 2022 và Nghị định số 45/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí

Ngày 14 tháng 11 năm 2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 (sau đây gọi tắt là Luật Dầu khí năm 2022) gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và thay thế Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10, Luật số 10/2008/QH12 và Luật số 35/2018/QH14.Ngày 14 tháng 11 năm 2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 (sau đây gọi tắt là Luật Dầu khí năm 2022) gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và thay thế Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10, Luật số 10/2008/QH12 và Luật số 35/2018/QH14.

Luật Dầu khí năm 2022 điều chỉnh, bổ sung nội dung điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí có tính đặc thù về chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, mức độ rủi ro, quy mô đầu tư, tính chất quốc tế hóa, liên quan đến tài nguyên, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia.

Nội dung Luật Dầu khí năm 2022 đã bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế; bảo đảm tính khả thi, sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Nội dung Luật Dầu khí năm 2022 đã bảo đảm các mục tiêu, quan điểm, định hướng, chính sách lớn đã đề ra của việc xây dựng dự án Luật về: thiết lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trên thực tế; dự liệu những vấn đề có thể phát sinh để có quy định phù hợp, cân bằng hài hòa giữa nguyên tắc quản lý nhà nước bảo đảm chặt chẽ và kiến tạo môi trường đầu tư dầu khí thuận lợi.

Luật Dầu khí năm 2022 điều chỉnh, bổ sung nội dung điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí có tính đặc thù về chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, mức độ rủi ro, quy mô đầu tư, tính chất quốc tế hóa, liên quan đến tài nguyên, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia.

Nội dung Luật Dầu khí năm 2022 đã bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế; bảo đảm tính khả thi, sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Nội dung Luật Dầu khí năm 2022 đã bảo đảm các mục tiêu, quan điểm, định hướng, chính sách lớn đã đề ra của việc xây dựng dự án Luật về: thiết lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trên thực tế; dự liệu những vấn đề có thể phát sinh để có quy định phù hợp, cân bằng hài hòa giữa nguyên tắc quản lý nhà nước bảo đảm chặt chẽ và kiến tạo môi trường đầu tư dầu khí thuận lợi.

 Chi tiết, xem tại đây


Nguồn:Vụ Dầu khí và Than Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website