A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng sự hiện diện của các thương hiệu lớn

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, định hướng xây dựng và triển khai các hoạt động XTTM với nòng cốt là các hoạt động trong khung khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM theo hướng bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế và tăng cường phát triển thị trường trong nước.

Theo đó, các hoạt động XTTM với nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về XTTM đã hỗ trợ thiết thực có hiệu quả cho các doanh nghiệp, địa phương trong việc trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài với nhiều hoạt động đa dạng như: Tổ chức các hội chợ, triển lãm trong nước với quy mô lớn nhằm đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hợp tác giao lưu giữa doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế cũng như phát triển thị trường nội địa như Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam, Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Tổ chức các đoàn giao thương kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tổ chức nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu tiềm năng. Đồng thời, tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, mua hàng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng thị phần hàng hóa Việt tại nước ngoài

Tổ chức các chương trình kết nối giao thương tại Việt Nam giữa nhà cung cấp tại các địa phương, tỉnh/thành phố, khu vực trong nước với các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị phân phối và tổ chức, cơ quan XTTM nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ chức các kỳ Hội chợ triển lãm cấp vùng nhằm thúc đẩy, phát triển thương mại, thị trường trong nước như: Hội chợ Công Thương vùng đồng bằng sông Hồng, Hội chợ Công Thương vùng Đông Bắc, Hội chợ Công Thương vùng Nam Trung Bộ, Hội chợ thương mại Festival Hoa Đà Lạt, Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, nhằm tạo thêm kênh hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về thông tin về thị trường, ngành hàng, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu mục tiêu quan trọng và một số thị trường mới còn nhiều dư địa khai thác cho địa phương, hiệp hội và hàng triệu doanh nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động XTTM nêu trên, để tăng cường nhận diện hàng Việt Nam ở thị trường trong nước và nước ngoài, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành hàng Việt Nam trong khung khổ Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Đề án của Bộ Công Thương về phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch phối hợp số 3926 giữa 3 Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước giai đoạn 2022-2025. Tiêu biểu một số hoạt động như: Tổ chức xét chọn và công bố sản phẩm đạt THQG Việt Nam (bắt đầu từ năm 2008, định kỳ 2 năm/lần vào các năm chẵn) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình THQG để không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp và vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt tiêu chí của Chương trình. Theo đó, từ năm 2008 đến nay, trải qua 08 kỳ xét chọn, đã có 671 lượt doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động XTTM đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt khai thác các thị trường/khu vực hiện đang có FTA với Việt Nam, thực hiện các hoạt động XTTM trên các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa trực tiếp triển khai được hoạt động XTTM; đẩy mạnh công tác tổ chức các sự kiện quảng bá, trưng bày, xây dựng hình ảnh thương hiệu hàng Việt Nam tại các nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, tư vấn thị trường xuất khẩu và kết nối thị trường cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp; triển khai các hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành hàng Việt Nam và các hoạt động nâng cao năng lực XTTM gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước tham gia sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.


Tác giả: Anh Minh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website