A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết nối hiệu quả giữa sản xuất để thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Với mức khuyến mại lên tới 100% thu hút từ 1.000-2.000 doanh nghiệp, chương trình Khuyến mại tập trung đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kích cầu, tiêu thụ sản phẩm.

Nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình của thành phố… là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt trong Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2023, trọng tâm vào các tháng 5, 7 và 11.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các sự kiện khuyến mại được đổi mới, nâng cao chất lượng, cùng các chương trình xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thành phố đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội...

Ghi nhận từ ý kiến của các doanh nghiệp cho thấy, phần lớn các đơn vị tham gia chương trình đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt về doanh thu và lượng khách, trọng điểm tập trung vào giai đoạn tháng 11 với mức tăng trung bình từ 50% đến 150% so với những tháng trước đó, góp phần tích cực vào mức tăng trưởng của thành phố.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt khoảng 697,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2021 (tăng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch từ 9% đến 10%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 452,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,8% tổng mức và tăng 17,4%.

Tăng tiêu dùng nội địa để thúc đẩy tăng trưởng sau nới lỏng giãn cách

Chương trình khuyến mại thu hút từ 1.000-2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thuộc các nhóm, lĩnh vực: hàng tiêu dùng, các sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, đặc sản vùng miền; các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh. Các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh hàng tiêu dùng…

Các doanh nghiệp tham gia chương trình phải được Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thẩm định, giới thiệu, đều phải bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa và các loại giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; được kiểm soát chặt chẽ từ các nhà phân phối, tiếp nhận, cũng như lực lượng chức năng các địa phương.

Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình đều chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý, khuyến mại hấp dẫn, bán hàng bảo đảm văn minh thương mại, đúng quy định của pháp luật.

Chương trình được tổ chức với mục đích tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, thu hút, kích cầu và góp phần phục hồi, phát triển ngành du lịch. Đồng thời, Chương trình cũng tạo ra một “mùa mua sắm” đặc biệt vào dịp cuối năm để các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế trên địa bàn thành phố có thể xây dựng và thực hiện những hoạt động khuyến mại.

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp phục hồi kinh tế Thủ đô

Các sự kiện khuyến mại được đổi mới, nâng cao chất lượng, cùng các chương trình xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thành phố đạt được mục tiêu kép.

Theo đó, kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 của thành phố, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.

Bên cạnh các sự kiện chính trong khuôn khổ chương trình, nhiều hoạt động, sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại để hưởng ứng chương trình cũng sẽ được xem xét triển khai, tổ chức một cách có hiệu quả nhằm hỗ trợ kết nối giao thương, thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tiêu biểu như: Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn; chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm làng nghề truyền thống; tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố; tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối; tổ chức chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm ngành dệt may; hội chợ triển lãm hàng lưu niệm.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội trái cây; Tuần hàng OCOP - nông sản thực phẩm - hàng tiêu dùng tại Thái Lan; Lễ hội an toàn thực phẩm Tết trung thu; Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ; hội chợ nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn thành phố; Lễ hội thương hiệu sản phẩm thời trang Việt; Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn; Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, tuần hàng Việt.


Tác giả: An Hưng

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website