A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các địa phương tăng cường liên kết, vận dụng thế mạnh xúc tiến thương mại

Để nâng cao hiệu quả, thời gian tới hoạt động xúc tiến thương mại các địa phương cần đẩy mạnh theo hướng liên kết, vận dụng thế mạnh của từng trung tâm, lợi thế từng vùng miền.

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, xúc tiến thương mại đã có sự đổi mới mạnh mẽ về phương thức triển khai. Trong điều kiện di chuyển trong nước và quốc tế bị gián đoạn bởi các biện pháp giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Cục Xúc tiến thương mại đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp nỗ lực nghiên cứu, ban hành kịp thời cơ chế hỗ trợ Xúc tiến thương mại, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình, phương thức mới dựa trên việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điển hình là kết nối khách hàng trực tuyến qua các chương trình hội chợ triển lãm, giao thương, trưng bày giới thiệu sản phẩm trên môi trường số. Nhờ vậy mà các hoạt động Xúc tiến thương mại vẫn được duy trì, được cộng đồng doanh nghiệp và nhiều địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Đồng thời, tận dụng được cơ hội thị trường quốc tế phục hồi sau đại dịch, đáp ứng tốt các xu hướng tiêu dùng mới, tránh được các rủi ro từ sự những thay đổi về nhu cầu, tiêu chuẩn, chính sách của các thị trường xuất nhập khẩu.

Hiệu quả tích cực từ các hoạt động xúc tiến thương mại

Cũng theo Cục Xúc tiến thương mại, đầu năm 2023 trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại. Trong thời gian tới, hoạt động xúc tiến thương mại cần thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong tình hình mới, thích ứng một cách linh hoạt để duy trì và phát triển thị trường nội địa. Đồng thời, tận dụng được cơ hội thị trường quốc tế phục hồi sau đại dịch, đáp ứng tốt các xu hướng tiêu dùng mới, tránh được các rủi ro từ sự những thay đổi về nhu cầu, tiêu chuẩn, chính sách của các thị trường xuất nhập khẩu.

Trung tâm Xúc tiến và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, từ năm 2014, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đã thực hiện chương trình hợp tác xúc tiến thương mại – đầu tư và đã đạt được một số kết quả nhất định: tại được sự gắn kết giữa lãnh đạo các trung tâm xúc tiến, chia sẻ và cùng tham gia một số chương trình mang tính khu vực hoặc quốc gia... từ đó hỗ trợ được hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xúc tiến, thu mua và phân phối hàng hóa, phát triển thị trường góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, chưa thực sự tạo được sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ lâu dài trong các chương trình xúc tiến. Hoạt động xúc tiến của từng tỉnh thành vẫn rời rạc, qui mô nhỏ, thiếu sự thu hút, hiệu quả xúc tiến chưa như kỳ vọng.

Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá; ít tham gia do hạn chế nguồn lực tài chính, nhân sự; Sản phẩm – dịch vụ chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã bao bì, chưa xây dựng được thương hiệu tốt… Trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp với nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn, thương lượng giảm giá.

Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trong thời gian tới, xúc tiến thương mại cần tăng cường đổi mới sáng tạo, điều chỉnh phương pháp thực hiện trực tiếp và trực tuyến phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, tăng cường liên kết trong hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài theo hướng xây dựng chiến lược dài hơi, tập trung đúng đối tượng thay vì dàn trải. Đồng thời liên kết vận dụng thế mạnh của từng trung tâm, lợi thế của từng vùng miền. Theo đó, ITPC cũng mong muốn các trung tâm xúc tiến chủ động, tăng cường đề xuất các chương trình hợp tác liên hết trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư theo hướng chia sẻ thông tin kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm giữa các đơn vị vào tháng 8-9 hàng năm.

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tham gia gian hàng cung cấp thông tin du lịch  tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ XII năm 2016

Ngoài ra, để hoạt động xúc tiến thương mại đạt được kết quả cao nên được thực hiện riêng theo từng lĩnh vực do mỗi mặt hàng, sản phẩm có sự khác biệt và cần sự chuyên sâu khác nhau. Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối mang tính chiến lược, để tận dụng được thế mạnh riêng của từng đơn vị, lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc dựng hình ảnh, sự hiện diện quốc gia, thương hiệu ngành hàng gắn với phát triển bền vững. Nâng cao khả năng lập kế hoạch, kết nối thể hiện các giá trị bao trùm và bền vững. Thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận các công cụ, kênh giao dịch trên nền tảng số và khả năng ứng dụng các công cụ số.

Việc xây dựng hình ảnh, sự hiện diện quốc gia, thương hiệu ngành hàng gắn với phát triển bền vững. Nâng cao khả năng lập kế hoạch, kết nối thể hiện các giá trị bao trùm và bền vững. Thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận các công cụ, kênh giao dịch trên nền tảng số và khả năng ứng dụng các công cụ số.


Tác giả: Phương Anh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website