A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại

Xác định vai trò quan trọng của công tác xúc tiến thương mại đối với nền kinh tế, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương luôn quan tâm triển khai nhiều hoạt động Xúc tiến thương mại, tập trung thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. 

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động như: Khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại,... Hoạt động xúc tiến thương mại luôn giữ một vị trí quan trong trong hoạt động xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trở thành đòn bẩy hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị trường.

Trong thời gian qua công tác Cục Xúc tiến Thương mại đã triển khai nhiều hoạt động như: Đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức phiên chợ bán hàng Việt về khu vực biên giới; tham gia Hội chợ, Hội nghị kết nối giao thương, đưa hàng hoá vào siêu thị, trung tâm Thương mại; đóng tủ trưng bày sản phẩm; tổ chức tập huấn,…

Xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng - Báo Thái Nguyên điện tử

Thông qua các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, phiên chợ bán hàng Việt về khu vực biên giới người dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện được tiếp cận với hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Đồng thời, các doanh nghiệp có cơ hội khảo sát nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tìm kiếm thị trường, mở chi nhánh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh. Đó còn là cơ hội để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt, tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với thị trường nông thôn, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá cạnh tranh với so với hàng ngoại, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng đang bày bán ở thị trường nông thôn, miền núi, vùng cao.

Qua việc tham gia hội chợ, kết nối giao thương đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị trong cả nước.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Xúc tiến Thương mại, trong thời gian tới cần các giải pháp như: Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chính sách mới của nhà nước và của tỉnh đến nhân dân và các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại trên địa bàn; Hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc kết nối, trao đổi, khai thác thông tin xúc tiến thương mại. Quảng bá hình ảnh các mặt hàng, sản phẩm của tỉnh, chỉ dẫn địa lý của tỉnh ra thị trường nước ngoài; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác thông tin xúc tiến thương mại: Tổ chức, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin xúc tiến thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế; Nâng cao chất lượng tổ chức phiên chợ bán hàng Việt đến các huyện biên giới của tỉnh: Lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Việt có uy tín; hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng; trang trí gian hàng và tham gia đúng thời hạn...


Tác giả: An Hạ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website