A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển thương hiệu, chuỗi giá trị và vai trò của xúc tiến thương mại với đặc sản Huế

Thừa Thiên Huế có rất nhiều đặc sản nổi tiếng cả trong và ngoài nước, nhất là những đặc sản về ẩm thực và nông sản.

Đã có hàng chục đặc sản của địa phương được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp top đặc sản nổi tiếng Việt Nam và Bún bò Huế là một trong 12 món ăn Việt Nam đạt “Giá trị Ẩm thực châu Á” do Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận và xác lập. Trong số gần 100 đặc sản gắn với các địa danh của tỉnh, đã có đặc sản được hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và 28 nhãn hiệu tập thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương, nhiều năm qua, Thừa Thiên Huế đã có chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh. Tuy nhiên, đến nay việc áp dụng cơ chế, chính sách về phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản địa phương vẫn còn nhiều lúng túng. Các thương hiệu khi xây dựng chỉ dừng lại ở mức độ xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể hay chỉ dẫn địa lý mà chưa có các giải pháp đồng bộ tổ chức theo các hướng, như: quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, quảng bá phát triển thương hiệu... Nhiều sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu. Các cơ sở sản xuất thiếu sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã nên sản phẩm chưa tiếp cận được với người tiêu dùng, hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất cũng như tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

TOP đặc sản Huế nên mua làm quà - DacSanDay.net blog

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị đặc sản, giới chuyên gia gợi ý một số giải pháp cần tập trung thực hiện, gồm: Nâng cao năng lực cho người sản xuất thông qua cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào tốt và ổn định; tập huấn kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào nguyên liệu sản xuất, chế biến bảo quản và hỗ trợ vốn cho cơ sở sản xuất. Nâng cao hiệu quả hệ thống marketing và nâng cao năng lực tiếp cận về thị trường. Nâng cao chất lượng đặc sản thông qua việc cải thiện công nghệ sản xuất. Tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi liên kết dựa trên sự liên kết theo chiều dọc giữa các nhóm hộ - công ty - hệ thống bán lẻ. Tăng cường vai trò của các công ty dẫn dắt ngành hàng đặc sản, nhất là các công ty du lịch, lữ hành.

Với thị trường trong nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối đặc sản các vùng miền trong đó có Thừa Thiên Huế, nhằm tạo vị tế, giá trị cho các đặc sản từ xứ Huế mộng mơ này. Theo đó, ở mỗi vùng miền Bắc, Trung, Nam Bộ Công Thương đều có “Ngày hội kết nối” nhà sản xuất, mà ở đây có thể nhắc đến những chủ thể OCOP, để có thể tiếp cận trực tiếp với hệ thống phân phối, nhà xuất khẩu, nhà thương mại… Qua đó giúp cho sản phẩm OCOP có thể tiếp cận thị trường bài bản, theo hướng quy mô thương mại chứ không chỉ mang tính làng xã, tự cung tự cấp như trước đây.

Đặc sản Huế: Ăn sành điệu như người bản địa với 10 món ngon phải thử

Song song với đó, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều phiên tư vấn thông tin thị trường; tập trung vào cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu làm sao cho những sản phẩm OCOP có thể bắt nhịp được với nhu cầu của thị trường; sản xuất ra sản phẩm thị trường cần chứ không phải những sản phẩm mà làng xã đó có, bắt nhịp được xu hướng thị trường một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, có như vậy thì sản phẩm mới tiếp cận được thị trường và xuất khẩu được.

Cùng với đó, tổ chức nhiều hoạt động huấn luyện, đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại, đặc biệt xúc tiến thương mại qua môi trường điện tử. Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo trên cả nước cho các chủ thể, tập trung vào hợp tác xã để cung cấp kỹ năng bán hàng cho các chủ thể OCOP nói riêng và nhà sản xuất nói chung thông qua môi trường mạng như facebook, zalo… thậm chí qua những môi trường thương mại điện tử như Lazada, Amazon, taobao… Những hoạt động này được thực hiện tổng thể, đồng bộ, giúp cho sản phẩm OCOP tiếp cận được với thị trường nhanh và rộng nhất, cũng như tiết kiệm chi phí nhất.


Tác giả: Anh Quân

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website