Gạo Việt Nam đạt chuẩn quốc tế được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng
Để nâng cao chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường.
Hiện nay, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực. Việc ổn định và phát triển thị trường gạo trong nước luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là làm sao để đảm bảo “chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm” trong bối cảnh thị trường gạo đang nhiều biến động như hiện nay.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã ưu tiên đưa các chương trình xúc tiến thương mại gạo vào trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hàng năm, nhất là các chương trình xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tín hiệu thị trường và tạo điều kiện để thương nhân khai thác hiệu quả nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả, kịp thời thông tin về những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần lưu ý đối với ngành gạo của Việt Nam tại thị trường trong nước.
Đáng chú ý, vừa qua, sản phẩm gạo Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương vàng chất lượng gạo quốc tế Trung Quốc - ASEAN khi dẫn đầu các tiêu chí về hình thức, kết cấu cơm, hương vị, độ ngon. Đây đều là những sản phẩm đã và đang được người tiêu dùng trong nước đón nhận và sử dụng. Điều này cho thấy, sản phẩm gạo của Việt Nam với chất lượng cao đã khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong nước.
Ảnh minh họa
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường. Ngoài ra, Bộ sẽ cùng với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng của ngành; Khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng, vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất; Tăng cường tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết; Tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung; gắn sản xuất với với tín hiệu của thị trường; liên kết nông dân bằng mô hình hợp tác xã kiểu mới; các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một “chuỗi giá trị” với doanh nghiệp”.