A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các địa phương tăng cường triển khai quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, một số địa phương trên cả nước cũng tích cực ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai công tác quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử, tại Bình Dương, UBND tỉnh này vừa ban hành Công văn số 3922/UBND-KT về tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trên địa bàn tỉnh Bình Dương​. Tại công văn, UBND tỉnh Bình Dương đã yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tích hợp yêu cầu giải pháp về làm mát bền vững, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và chống chịu với nắng nóng cực đoan trong các chương trình phát triển đô thị, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương và các quy hoạch địa phương, quy hoạch chuyên ngành có liên quan. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn tại các tổ chức có hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu, sở hữu các thiết bị sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quản lý việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát theo quy định.

Cùng với đó, các cơ quan, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát được ban hành kèm theo Quyết định số 496/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Hay tại Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành Văn bản số 934/UBND-KT về việc thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát. Trong công văn nêu rõ, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các Sở, ban, ngành trên địa bàn thực hiện rà soát nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1242/QĐ- UBND ngày 30/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Lạng Sơn để tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung Kế hoạch đề ra. UBND các huyện và thành phố cần lồng ghép mục tiêu, yêu cầu về làm mát bền vững, giảm nhiệt và chống chịu với nắng nóng cực đoan trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn tại các đơn vị có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, đơn vị sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát, đơn vị thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát.

Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn về tác hại và giảm sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ được giao

Các Sở, Ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tham gia vào các hoạt động quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát. Tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, giải pháp làm mát bền vững.

Tỉnh Nghệ An cũng có Công văn số 6423/UBND-NN ngày 30/7/2024 triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát. Theo đó, UBND tỉnh này chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ TN&MT về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.


Tác giả: Nhật Hạ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website